Thứ Bảy, 26 tháng 11, 2011


Giải mã văn hóa Trung Hoa (I): Đồ hình cổ xưa hiện Pháp Luân
Tác giả: Chính Ngộ
[Chanhkien.org] Như mọi người đều biết, trong lịch sử Trung Quốc có một số đồ hình gắn liền với dân tộc Trung Hoa, ví dụ Hà Đồ, Lạc Thư, Bát quái, Thái Cực, phù hiệu chữ Vạn (卍), tựa như xuất hiện ngay khi kỷ nguyên lịch sử mới bắt đầu. Trước tiên chúng ta nói về ghi chép liên quan trong văn hiến cổ đại:
Tương truyền vào thời Phục Hy trong Tam Hoàng thời thượng cổ, trên sông Hoàng Hà xuất hiện một con Long Mã (đầu rồng mình ngựa), trên lưng có những điểm đen trắng cấu thành một bức đồ; Phục Hy theo đó mà diễn ra Bát quái, bức đồ này gọi là “Hà Đồ”. Rất nhiều người đều thử một quá trình suy luận như vậy, nhưng đều thất bại, từ đó cho rằng đây chỉ là truyền thuyết. Thực ra điều này là có thật, sau đây tôi sẽ nói về quá trình đưa ra như thế nào. Xin xem hình dưới:
Hình 1: Hà Đồ.
Tương truyền khi Đại Vũ trong Ngũ Đế trị thủy, trên sông Lạc xuất hiện một con rùa lớn, trên lưng rùa mang hoa văn cấu thành một bức đồ, bức đồ gọi là “Lạc Thư”. Xin xem hình dưới:
Hình 2: Lạc Thư.
Có người nói Hà Đồ, Lạc Thư đã được thừa nhận và ghi lại rõ ràng trong văn hiến thời cổ đại, nhưng phù hiệu chữ Vạn (卍) thì không phải của Trung Quốc, mà là sau này Phật giáo truyền nhập vào Trung Quốc mới có. Thực ra điều này không sai; tuy nhiên phù hiệu chữ Vạn (卍) này đã liên tục được lưu truyền tại Trung Quốc, chỉ là vô cùng ẩn giấu. Bí mật này kỳ thực ẩn trong Hà Đồ và Lạc Thư.
Lĩnh vực số học của chúng ta đối với nghiên cứu Lạc Thư là có rất nhiều, bởi vì Lạc Thư rất minh hiển, bất luận là ngang, dọc, trái, phải, chéo thì cộng tổng 3 số đều được 15. Đây chính là ma phương trong số học. Tuy rằng số học hiện đại dường như chưa động chạm đến Hà Đồ, nhưng khoa học cổ đại là có nghiên cứu; kỳ thực từ Hà Đồ này chúng ta có thể nhìn ra một quy luật. Lấy 10 và 5 làm trục. 1-6, 2-7, 3-8, 4-9, bốn cặp số này đều có liên hệ mật thiết với nhau. Trong rất nhiều sách cổ thời cổ đại đều có luận thuật, hơn nữa nhiều ngành học đã vận dụng thành công quy luật này. Ở đây tôi không muốn dẫn giải những thứ này, mà chỉ xin đưa ra mấy câu trong tri thức văn hóa cổ đại Trung Quốc: “Thiên nhất sinh thủy, Địa lục thành chi…” Ai không tin có thể tra thử xem. Tôi có thể đưa ra mấy ví dụ nữa, bàn tính của Trung Quốc cũng sinh ra như vậy. Như mọi người biết, cách tính này kỳ thực là cực kỳ nhanh, vượt qua cả máy tính. Trên bàn tính, 1 và 6 đều là một hạt bên dưới, khác biệt với trên 0 còn có 5. 2-7, 3-8, 4-9, mấy cặp số này cũng như vậy. Điều này thuyết minh rằng giữa mấy số này xác thực là có liên hệ vi diệu. Sự thật chứng minh rằng các quy luật này không chỉ tồn tại, mà còn có tác dụng rất lớn.
Chúng ta đem quy luật loại này đưa vào Lạc Thư thì có thể được tình huống sau. Lấy 5 làm trung tâm, 1-6, 2-7, 3-8, 4-9 lần lượt có 4 cặp số nối liền. Được hình bên dưới:
Hình 3: Quan hệ giữa Lạc Thư và ma phương. Cộng ngang, dọc, trái, phải, chéo thì đều được 15. Nối 1-6, 2-7, 3-8, 4-9 với 5 được phù hiệu chữ Vạn (卍).
Thật kinh ngạc! Cả người Đông và Tây phương đều thấy vậy! Tiêu chí của Phật gia—phù hiệu chữ Vạn (卍). Chúng ta biết rằng phù hiệu chữ Vạn (卍) này đều từng xuất hiện tại Ấn Độ và Tây Âu. Giới học thuật thường cho rằng Trung Quốc cũng đã sớm có, nhưng không có gì để chứng minh. Chẳng ngờ nó ẩn thân tại nơi đây. Hai đồ hình này đã được lưu truyền rất lâu trong lịch sử Trung Quốc. Khi giao thông trong quá khứ còn chưa thông suốt, cả Đông và Tây phương đều có phù hiệu này, liệu có thể là trùng hợp không?
Trong «Chuyển Pháp Luân» chỉ rõ: “Thực ra không chỉ khí công là được lưu lại từ niên đại xa xưa; [mà] Thái Cực, Hà Đồ, Lạc Thư, Chu Dịch, Bát Quái, v.v. đều là [những thứ] di lưu từ tiền sử. Vậy nên chúng ta hôm nay đứng tại góc độ người thường mà nghiên cứu chúng, nhận thức chúng, [thì] chẳng nghiên cứu được gì sáng tỏ. Đứng tại tầng, từ góc độ, trong cảnh giới tư tưởng của người thường, [thì] lý giải không được những điều chân chính [trong ấy].
Chỉ một lời là rõ ngay. Đến đây dường như đã kết thúc rồi, không phải! Kỳ thực chúng ta mới chỉ vừa bắt đầu mà thôi.
Có người có thể nghĩ, lẽ nào là Pháp Luân? Không sai!
Trong giảng Pháp, Sư phụ Lý Hồng Chí đã nhiều lần giảng về vấn đề phản lý tại nhân gian, còn giảng qua câu chuyện Trương Quả Lão cưỡi lừa ngược. Chúng ta nhìn thấy đúng là như vậy. Chúng ta biết rằng, có hai phù hiệu căn bản và trọng yếu nhất được lưu truyền từ thời cổ đại. Một là Thái Cực đồ của Trung Quốc, và một là phù hiệu chữ Vạn (卍). Vì nguyên nhân nào, thì trong «Chuyển Pháp Luân» Sư phụ Lý Hồng Chí đã nói rất tường tận rồi. Số lẻ cấu thành Lạc Thư (9 con số), ở trên đã phân tích qua, ở đó ẩn tàng phù hiệu chữ (卍); còn số chẵn cấu thành Hà Đồ (10 con số), ở đó ẩn tàng Thái Cực (sẽ có bài phân tích tường tận sau). Thực ra Thái Cực và phù hiệu chữ Vạn (卍) có nguồn gốc sâu xa hơn Hà Đồ, Lạc Thư nhiều, chỉ là hai phù hiệu tạo nên hai đồ hình. Từ đó chúng ta có thể tìm lại quá khứ. Như vậy chúng ta đã biết phù hiệu chữ Vạn (卍) diễn xuất số lẻ, Thái Cực diễn xuất số chẵn. Các con số trong Lạc Thư chia thành hai nhóm, lần lượt là 1, 3, 5, 7, 9 (5 số lẻ) và 2, 4, 6, 8 (4 số chẵn). Chúng ta dùng phù hiệu chữ Vạn (卍) để thay thế số lẻ trong Lạc Thư, lại dùng Thái Cực để thay thế số chẵn, thì sẽ được một đồ hình, với bốn vị trí chính và trung tâm là phù hiệu chữ Vạn (卍), còn tứ giác là bốn Thái Cực, chính là đồ hình Pháp Luân.
Hình 4: Đồ hình Pháp Luân của Pháp Luân Đại Pháp.
Trong lịch sử, các loại sự tình đều sớm được an bài, hết thảy đều để chúng ta hôm nay có thể nhận thức Pháp. Trong những phần sau, tôi sẽ đàm luận về một số biểu hiện khác mà tôi ngộ được. Thái Cực cấu thành Ngũ hành như thế nào; Thái Cực, Ngũ hành biểu hiện ra sao trong giới tự nhiên và trên thân thể chúng ta; Pháp thượng tầng kéo theo biểu hiện của Pháp hạ tầng trong vật chất xung quanh chúng ta như thế nào, v.v. Sự thật chứng minh rằng «Chuyển Pháp Luân» quả đúng là Thiên Thư, câu nào cũng đều là chân lý, thiên cơ. Văn hóa Trung Quốc xác thực là văn hóa Thần truyền. Chúng ta may mắn sinh ra vào thời Đại Pháp hồng truyền, do vậy phải trân quý cơ duyên vạn cổ khó gặp này; hãy tu luyện Đại Pháp, ra sức tinh tấn, mới không phụ lòng từ bi hồng đại của Phật Chủ.
(còn tiếp)
Dịch từ:
http://www.zhengjian.org/zj/articles/2008/5/6/52710.html

Giải mã văn hóa Trung Hoa (II): Lên xuống thuận nghịch tạo càn khôn
Tác giả: Chính Ngộ
[Chanhkien.org] (Tiếp theo Phần 1)
Trong phần trước, tôi đã nói về phù hiệu chữ Vạn (卍) hiển hiện tại Lạc Thư; lần này, tôi sẽ nói về thể hiện của Thái Cực tại Hà Đồ. Kỳ thực trong khoa học cổ đại Trung Quốc vẫn coi số lẻ là Dương, số chẵn là Âm; những ai hiểu sâu về văn hóa cổ đại Trung Quốc đều biết điểm này. Chúng ta xem Hà Đồ thì có thể nhìn ra được, chính là đen (Âm) trắng (Dương). Xin xem hình dưới:
Hình 1: Hà Đồ.
Do đó Dương từ 1 bắt đầu thăng dần lên theo Dương khí, 1→3→7→9, Âm từ 2 bắt đầu hạ dần xuống theo Âm khí, 2→4→6→8, đây chính là trạng thái ‘Dương thăng Âm hàng’. Hai màu đen-trắng của chúng ta thay nhau biểu thị, xin xem hình dưới:
Hình 2: Vận động của Âm-Dương trong Hà Đồ.
Đồ hình trên thời cổ đại gọi là “Hữu cực đồ”; bởi vì văn hóa Trung Quốc đã bị phá hoại, nên rất ít người biết được đồ hình này. Chúng ta nhìn sự lên xuống của đen-trắng sẽ không khó phát hiện khi đến 7, thì thực ra Dương đã lên đến cực điểm rồi, đến 9 thì đã đi xuống rồi. Cũng như vậy khi đến 6 thì Âm đã xuống thấp cực điểm rồi, đến 8 thì đã đi lên rồi. Cổ nhân nói “vật cực tất phản”, chính là đạo lý này. Xoay ngược lại nói, từ chỉnh thể mà xét, Dương khí vượng nhất là lúc Âm khí dần thăng lên, Âm khí vượng nhất là lúc Dương khí dần hạ xuống. Kỳ thực đây chính là Thái Cực đồ. Do đó dùng hình dưới để biểu thị thì càng dễ lý giải hơn:
Hình 3: Thái Cực đồ.
Theo tôi được biết, ‘Dương thăng Âm hàng’ là một đặc tính rất trọng yếu của Thái Cực. Đương nhiên khi chuyển ngược lại thì là ‘Âm thăng Dương hàng’ rồi. Trong Thái Cực đồ, chủng loại lên xuống này là đồng thời tồn tại. Có thể nhìn thấy nó hoàn toàn bị Pháp tầng cao hơn đới động dẫn tới xoay chuyển xuôi ngược, trong «Chuyển Pháp Luân» đã nói rõ. Điều này thể hiện rất nhiều xung quanh chúng ta. Ban ngày Dương khí dần thăng, thủy khí {hơi nước} đều bị đới động thăng lên trên, Âm khí hạ xuống, đến tối chuyển ngược lại. Cổ nhân giảng Dương thanh thăng lên làm trời, Âm trọc hạ xuống làm đất. Bốn mùa cũng là đạo lý này, chớm Xuân nước nóng dần lên (Dương khí), đến mùa Hè là tới cực điểm, sau đó nước bắt đầu lạnh (Âm khí), đến mùa Thu càng lạnh, tới mùa Đông Âm khí trên trời đạt đến cực điểm, bắt đầu một vòng tuần hoàn mới. Trung y giảng 12 kinh tuần hoàn cũng là như vậy, gồm rất nhiều nội dung. Tức là Trung y phát hiện thân thể người nửa thân trên là ‘Dương thăng Âm hàng’, nửa thân dưới là ‘Âm thăng Dương hàng’. Bài công pháp thứ tư của Pháp Luân Đại Pháp là trực tiếp chuyển động theo chính diện. Từ đó có thể thấy, Pháp Luân Đại Pháp xác thực là chiểu theo nguyên lý diễn hóa của vũ trụ mà luyện, hơn nữa cả chỉnh thể đều được khống chế khi luyện.
Đây là từ trên xuống dưới mà nhìn; từ một góc độ khác, thì có ‘Dương dọc Âm ngang’. Chúng ta biết rằng ban ngày Dương khí thịnh, còn ban đêm Âm khí thịnh. Con người chúng ta trong một ngày đêm cũng bị đới động biến hóa theo. Ban ngày đứng thẳng sinh hoạt lao động, đến đêm nằm ngang ngả lưng đi ngủ. Tuy nhiên hiện tại hết thảy đều bị phá hoại nghiêm trọng, có người sống về đêm; buổi tối không ngủ, ban ngày mới ngủ. Đâu đâu cũng tồn tại biến dị.
Phần này nói đến đây là hết. Kỳ thực còn có rất nhiều thể hiện khác chưa được giảng. Phần sau chúng ta sẽ nói về thể hiện cụ thể hơn nữa của Thái Cực tại nhân gian: Nó cấu thành thân thể như thế nào, quy tắc phi thường, đâu đâu cũng đều diễn hóa đới động theo Pháp, hoàn toàn không như người thường vẫn tưởng.
Dịch từ:
http://big5.zhengjian.org/articles/2008/5/14/52850.html

Giải mã văn hóa Trung Hoa (III): Pháp thành hồng vi vô hạn vật
Tác giả: Chính Ngộ
[Chanhkien.org] (Tiếp theo Phần 1Phần 2)
Vũ trụ sinh ra và tồn tại như thế nào mãi vẫn là chủ đề nghiên cứu của nhân loại. Trong «Chuyển Pháp Luân» chỉ rõ: “Đặc tính căn bản nhất trong vũ trụ này là Chân Thiện Nhẫn, Nó chính là thể hiện tối cao của Phật Pháp, Nó chính là Phật Pháp tối căn bản. Phật Pháp tại các tầng khác nhau có các hình thức thể hiện khác nhau, tại các tầng khác nhau có các tác dụng chỉ đạo khác nhau; tầng càng thấp [thì] biểu hiện càng phức tạp. Vi lạp không khí, đá, gỗ, đất, sắt thép, [thân] thể người, hết thảy vật chất đều có tồn tại trong nó cái chủng đặc tính Chân Thiện Nhẫn ấy; thời xưa giảng rằng ngũ hành cấu thành nên vạn sự vạn vật trong vũ trụ; [ngũ hành kia] cũng có tồn tại chủng đặc tính Chân Thiện Nhẫn ấy.
Dưới đây tôi sẽ đàm luận một chút nhận thức về vấn đề này. Tại một tầng thứ nhất định, Thái Cực mà chúng ta nhìn thấy chính là như vậy. Đặc tính sẵn có của Âm-Dương là rất phức tạp, ví như Dương động Âm tĩnh, Dương thượng Âm hạ, Dương tả Âm hữu, Dương dọc Âm ngang, Dương hư Âm thực, Dương ngoại Âm nội, Dương cương Âm nhu, Dương lẻ Âm chẵn, v.v.
Tôi sẽ lấy thân thể người để giải thích. Đạo (Pháp) hình thành Thái Cực biểu hiện trên thân thể người gồm vô số tầng, càng xuống dưới càng phức tạp, tính hỗn hợp càng lớn, càng lên trên càng thuần, đều chồng lên thân thể người, từ đó cấu thành các chủng cơ năng và kết cấu cơ thể người.
Trong «Tinh Tấn Yếu Chỉ» chỉ rõ: “Bất kể loại vật chất và sinh mệnh nào trong vũ trụ đều là từ lạp tử vi quan tổ hợp thành một tầng lạp tử lớn hơn, từ đó tổ hợp thành vật thể bề mặt. Trong phạm vi quán xuyến của hai chủng vật chất tính chất khác nhau này, hết thảy vật chất, hết thảy sinh mệnh đều là giống nhau có tồn tại hai dạng tính, ví như thép rất cứng rắn, nhưng chôn xuống đất thì sẽ bị rỉ mà tiêu đi, còn đồ gốm sứ khi bị chôn dưới đất sẽ không bị ô-xy hoá mà hỏng, nhưng chúng giòn và dễ vỡ.” (Phật tính và ma tính)
Do đó hình thức tồn tại trên thân thể người chính là trong Thái Cực còn có Thái Cực, trong Thái Cực ấy lại có Thái Cực khác nữa, phân thành vô hạn.
Từ tầng ngoài cùng nhất mà xét, Âm-Dương mà Pháp căn bản (Chân-Thiện-Nhẫn) tạo thành sẽ quyết định hai dạng tính của người, nam Dương nữ Âm; từ tính cách cũng có thể phân thành Nam nhân cương Dương, nữ nhân Âm nhu. Giờ hạ xuống một tầng nữa để xét từ góc độ cá thể. Ở phần trước, tôi đã bàn về cách nói Dương thanh thăng lên trên, Âm trọc hạ xuống dưới vào thời Trung Quốc cổ đại. Thực ra theo chỗ tôi biết, đây chính là do Đại Pháp Chân-Thiện-Nhẫn tạo thành. Trong «Chuyển Pháp Luân» có một ví dụ rất sinh động như sau: “Lấy một ví dụ, một chiếc chai đựng đầy thứ dơ bẩn, xiết nút thật chặt; ném nó xuống nước, thì nó chìm ngay đến đáy. Chư vị đổ những thứ bẩn đi, càng đổ nhiều ra thì nó lại càng có thể nổi lên cao hơn; [nếu] đổ hết [thứ bẩn] ra ngoài, [thì] nó nổi hẳn lên trên.” Tất nhiên đây chỉ là thể hiện ở một phương diện, tôi phát hiện kỳ thực tất cả đặc tính mà Thái Cực sở hữu đều là Đại Pháp tạo thành. Trong phần trước, tôi đã nói về phương thức lưu động của kinh mạch trong cơ thể, với chỉnh thể cũng là một Thái Cực và không trùng lặp. Nửa thân trên tại một tầng thứ nhất định thì toàn bộ chính là tính Dương, nửa thân dưới là tính Âm, trong thân thể có phần phân cách ngũ tạng (Trung y giảng ngũ tạng là chỉ can, tâm, tì, phế, thận, đối ứng với Ngũ hành). Dương động Âm tĩnh, chúng ta có thể thấy được, trong ngũ tạng của người, phổi nằm ở trên (Dương), do đó có thể động; còn gan, thận nằm ở dưới (Âm), đều không thể động. Đây thực ra chính là thể hiện của Thái Cực tại một tầng thứ nhất định.
Chúng ta biết rằng người xưa vẫn luôn có cách nói rằng ‘Dương tả Âm hữu’. Loại giao thoa tương hỗ trên dưới, trái phải này, lưỡng tầng trùng tổ, thực tế sẽ xuất hiện năm loại tình huống. Một phần toàn là Dương, một phần Dương nhiều Âm ít, một phần Âm nhiều Dương ít, một phần toàn là Âm, còn có một khả năng, chính là Âm-Dương hoàn toàn bình quân. Theo tôi đây chính là nguồn gốc của Ngũ hành; thực ra nó là do Âm-Dương cấu thành, mà Âm-Dương lại do Đại Pháp Chân-Thiện-Nhẫn cấu thành. Hơn nữa tầng Ngũ hành này đã sản sinh ra đặc tính, chính là ‘tương sinh’ (Mộc sinh Hỏa, Hỏa sinh Thổ, Thổ sinh Kim, Kim sinh Thủy, Thủy sinh Mộc) và ‘tương khắc’ (Mộc khắc Thổ, Thổ khắc Thủy, Thủy khắc Hỏa, Hỏa khắc Kim, Kim khắc Mộc); nguyên nó là sự tương hỗ đối lập trên một tầng Thái Cực. Mời xem hình dưới:
Hình 1: Ngũ hành tương sinh-tương khắc. Mũi tên nét liền là quan hệ tương sinh, mũi tên nét đứt là quan hệ tương khắc. Thứ tự từ trên xuống dưới theo chiều kim đồng hồ là Mộc→Hỏa→Thổ→Kim→Thủy.
Sư phụ Lý Hồng Chí khi giảng Pháp đều chỉ thẳng vào trọng tâm. «Tinh Tấn Yếu Chỉ» chỉ rõ rằng: “Ở rất cao và rất vi quan nơi vũ trụ tồn tại hai chủng vật chất khác nhau, đó cũng là đặc tính Chân-Thiện-Nhẫn tối cao của vũ trụ, thể hiện ra thành hình thức tồn tại của hai chủng vật chất ở một tầng thứ không gian nhất định của vũ trụ. Xuyên suốt từ đó trở xuống, từ vi quan đến hồng quan cho đến một không gian nhất định. Càng xuống dưới thì hai loại vật chất tính chất này, thuận theo trạng thái biểu hiện của Pháp tại các tầng thứ khác nhau, mà biểu hiện càng khác nhau, khác biệt càng lớn. Từ đó mà sinh ra điều mà Đạo gia gọi là Lý ‘âm dương và thái cực’. Xuống tiếp nữa, hai chủng vật chất tính chất khác nhau này càng ngày càng phát sinh đối lập, như vậy hình thành Lý ‘tương sinh tương khắc’.” (Phật tính và ma tính)
Trên thân thể người, Âm-Dương biểu hiện là khí (Dương) huyết (Âm), do đó quá khứ sách Trung y giảng nam nặng tại khí, khí của nam nhân vượng-suy sẽ sản sinh tinh khí; nữ nặng tại huyết, huyết của nữ nhân tròn-khuyết sẽ sản sinh kinh nguyệt. Chúng ta giờ lại từ ngũ quan mà giảng; cổ tịch Trung y «Hoàng Đế nội kinh» đã minh xác ghi lại quan hệ đối ứng giữa ngũ tạng và Ngũ hành. Để giúp mọi người lý giải, tôi liệt kê như sau:
Ngũ quan – ngũ tạng – Ngũ hành – công năng – trạng thái Âm Dương – trạng thái vận động
Mục can Mộc tàng huyết Âm trung Âm tĩnh
Thiệt tâm Hỏa hóa huyết Âm trung Dương động
Khẩu tì Thổ vận hóa bình hành
Tị phế Kim hóa khí Dương trung Dương động
Nhĩ thận Thủy nạp khí Dương trung Âm tĩnh
Thật là kỳ diệu! Dương ngoại hóa, Âm nội thu. Công năng của ngũ tạng mà Trung y giảng, kỳ thực là hỗn hợp Âm-Dương tạo thành. Hai tạng huyết, một hóa (Dương) một tàng (Âm); hai tạng khí, một hóa (Dương) một nạp (Âm). Trạng thái Âm-Dương liệt kê trong biểu trên thực ra chỉ là nhìn từ một tầng diện. Từ một tầng diện khác, toàn bộ ngũ tạng là do Âm hóa sinh, toàn bộ lục phủ là do Dương hóa sinh. Tuy nhiên dù thế nào đi nữa, thân thể người đều nghiêm khắc chiểu theo quy luật Âm-Dương mà tiến hành diễn hóa phức tạp. Đây là nhìn từ góc độ công năng của ngũ tạng, tiếp đây chúng ta sẽ từ hình thái hoặc khí chất để nhìn. Trước hết nói về ngũ quan. Dương hư Âm thực, hai khiếu khí (mũi và tai) trống rỗng, hai khiếu huyết (mắt và lưỡi) lại là thực thể. Dương dọc Âm ngang, hai khiếu khí (mũi và tai) mọc theo hướng dọc, hai khiếu huyết (mắt và lưỡi) mọc theo hướng ngang. Điều kỳ diệu nhất chính là trong hai khiếu khí nằm dọc, một khiếu nằm ở trước sau trung tuyến (mũi), một khiếu nằm ở trái phải trung tuyến (tai). Còn hai khiếu huyết nằm ngang, một là hướng trước sau (lưỡi), một là hướng trái phải (mắt), hơn nữa các khiếu còn đan xen ngang dọc, phương hướng cũng bất đồng, xin xem hình dưới:
Hình 2: Phương hướng ngang dọc của ngũ quan.
Thổ khởi tác dụng bình hành nằm ở giữa (trạng thái trung gian), bởi vì còn liên quan đến đạo lý khác, nên nếu có cơ hội tôi sẽ giảng sau.
Từ những ví dụ ở trên, chúng ta có thể thấy: Pháp thượng tầng hình thành một tầng Pháp ở dưới, càng xuống dưới càng phức tạp, tính hỗn hợp càng lớn. Vật chất ở tầng dưới sau khi sinh ra từ tầng trên sẽ kế thừa đặc trưng của thượng tầng. Khi vận hành, thượng tầng sẽ tự nhiên hình thành và chế ước vật chất tầng dưới, theo cách nói của Đại Pháp là hoàn toàn tương hợp. Từ đó có thể thấy Pháp Luân Đại Pháp đúng là thể hiện chân thực của Pháp vũ trụ.
Những sự việc xung quanh chúng ta, đâu đâu cũng đều kỳ diệu khó tả nếu chúng ta nhìn sâu hơn. Những người có đầu não đều có thể minh bạch, điều này hoàn toàn không phải là ngẫu nhiên. Rất có quy tắc, hoàn toàn không giống như chúng ta vẫn nghĩ. Mỗi phân mỗi tấc trên sinh mệnh chúng ta đều do Pháp cấu thành và diễn hóa. Đồng thời cũng chứng minh rằng trong «Chuyển Pháp Luân» câu nào cũng là chân lý, Chân-Thiện-Nhẫn quả đúng là bản nguyên tạo ra hết thảy sinh mệnh và vật chất trong vũ trụ. Chỉ bởi nó quá cao thâm, nên khoa học bề mặt của nhân loại không sao nghiên cứu được. Thế nhưng khoa học cổ đại của Trung Quốc rõ ràng là đã đi sâu hơn rất nhiều so với khoa học hiện đại.
(Hết)
Dịch từ:
http://zhengjian.org/zj/articles/2008/6/1/53128.html


Truyền kỳ về đại sư Lý Hồng Chí
coverT.jpg
Bìa tạp chí “Tân Kỷ Nguyên” số 225
Chữ trên hình: Truyền kỳ về đại sư Lý Hồng Chí
[ĐẠI KỶ NGUYÊN 28-5-2011] Pháp Luân Công, còn gọi là Pháp Luân Đại Pháp, trước 20-7-1999 —ngày ĐCSTQ (đảng cộng sản Trung Quốc) bắt đầu cuộc đàn áp Pháp Luân Công— ở Trung Quốc có một trăm triệu người theo tập. Nhiều người vẫn kiên trì cho đến nay. Toàn thế giới hôm nay, dân chúng của các dân tộc khác nhau trên 114 quốc gia và địa khu cấp quốc gia đang học Pháp Luân Công. Những văn bản công nhận và khen tặng Pháp Luân Công của chính phủ các nước và các cơ quan quốc tế nay có hàng nghìn: người ta tự tấm lòng cảm thấy rằng Pháp Luân Công đem lại ánh sáng “Chân-Thiện Nhẫn” cho thế giới. Trong “Danh sách 100 thiên tài đương đại” năm 2007, đại sư Lý Hồng Chí, người sáng lập Pháp Luân Công, được xếp hạng thứ 12, là người Hoa có ảnh hưởng lớn nhất đến thế giới đương thời. Năm 2009, đại sư Lý Hồng Chí vinh dự nhận giải “Lãnh tụ tinh thần”, và bốn lần được đề cử cho giải Nobel Hòa bình.
Tuy nhiên, trong danh sách đen của ĐCSTQ, đại sư Lý Hồng Chí bị ĐCSTQ truy nã. Từ năm 2002 đến nay, Quốc hội Mỹ quốc đã nhất trí thông qua các nghị quyết 188, 304 và 605, mạnh mẽ yêu cầu ĐCSTQ chấm dứt ngay cuộc bức hại Pháp Luân Công. Nhưng hành vi thô bạo cướp đi nhân quyền cơ bản của một phần năm dân số thế giới ấy, tội ác trong 12 năm qua ấy, vẫn tiếp diễn cho đến hôm nay tại Trung Quốc.
Là người sáng lập Pháp Luân Công, ông được mọi người gọi một cách trang trọng như “Đại sư Lý Hồng Chí”, “Thầy Lý”, “Lý Sư phụ”, “Master Li”. Ngày 13-5-2011 là ngày sinh nhật lần thứ 60 của đại sư Lý Hồng Chí, và cũng là “Ngày Pháp Luân Đại Pháp” lần thứ 12. Người dân các nơi trên thế giới trang trọng kỷ niệm Ngày Pháp Luân Đại Pháp, đồng thời khiếu nại khẩn cấp bảo vệ sự trong sạch của đại sư Lý Hồng Chí. Chúng ta hãy ngược dòng lịch sử, khám phá sự thật, biết một câu chuyện thực tế về đại sư Lý Hồng Chí.
1105280851371944.jpg
Ảnh: Sau ngày 20-7-1999, đại sư Lý Hồng Chí rời New York, ở trong núi tĩnh quan thế giới. (Minh Huệ Net đăng ngày 19-1-2000)
Nhìn từ xa, bản đồ Trung Quốc tựa hình con gà vàng (kim kê) với mắt gà tại thành phố Trường Xuân, thuộc tỉnh Cát Lâm. Ở nơi ấy có Trường Bạch sơn, một trong mười ngọn núi danh tiếng của Trung Quốc. Đỉnh núi Bạch Vân phong —thắng cảnh du lịch cấp 5A quốc gia— quả là xứng với mỹ danh “thiên niên tích tuyết vi niên tống, chân thượng nhân gian đệ nhất phong” (tạm dịch: ngàn năm băng tuyết chưa từng chảy, quả đúng nhân gian đệ nhất sơn), cũng là ngọn núi cao nhất vùng đông-bắc Trung Quốc. Đại sư Lý Hồng Chí được sinh ra ở thị xã Công Chủ Lĩnh, cách dãy núi Trường Bạch không xa. Ngày 13-5-1951 (ngày 8-4 âm lịch), ở một gia đình trí thức bình dân tỉnh Cát Lâm, Trung Quốc, đại sư Lý Hồng Chí đã giáng sinh đến nhân gian.
Thuở thiếu thời, đại sư Lý Hồng Chí đã sớm khác biệt với những bạn đồng lứa. Tư chất thông minh, tâm tính lương thiện, chủ động trong việc nhà, làm cơm, nhóm lửa, trông em,… Các bạn nhỏ cũng thích chơi với ông, bởi vì gần ông sẽ luôn có cảm giác an toàn.
Tu được tuyệt thế công phu ngay ở tuổi thiếu niên
Trong cuốn «Chuyển Pháp Luân» xuất bản lần đầu 1994, có một đoạn tư liệu tiểu sử về nhà sáng lập Pháp Luân Công, ông Lý Hồng Chí, do Hội Nghiên cứu Pháp Luân Công thời bấy giờ biên soạn. Kể rằng đại sư Lý Hồng Chí bắt đầu tu luyện từ rất sớm. Theo những sư phụ của ông nói, họ đã theo ông ngay từ khi ông còn trong bụng mẹ. Chỉ là đến khi ông bốn tuổi, đại sư Lý Hồng Chí mới nhận ra là ông đang được các vị sư phụ quản.
Theo «Tiểu sử ông Lý Hồng Chí, nhà sáng lập Pháp Luân Công» do Hội Nghiên cứu Pháp Luân Công biên soạn, có giới thiệu rằng, sư phụ thứ nhất của ông là pháp sư Toàn Giác, truyền nhân đời thứ mười của một môn đại pháp đơn truyền bên Phật gia. Ngay từ lúc mấy tuổi, ông đã được sư phụ bắt đầu dạy tu luyện tâm tính, nhưng không dạy các động tác ngoại hình. Tất nhiên, giống như các công pháp bí truyền khác khi dạy đồ đệ của mình, vị sư phụ này cũng không để người bình thường gặp. Vì thế đại sư Lý Hồng Chí mặc dù tu luyện nhiều năm, nhưng những người quanh ông cư nhiên không biết ông là người tu luyện. Bấy giờ nếu ông đánh nhau với những trẻ con đồng lứa, thì ông thường vô cớ bị đụng ngã, không đứng vững, và đôi khi chảy cả máu. Nếu trong tâm ông không phục, thì sẽ bất ngờ có nhiều đứa trẻ đến đánh, chừng nào ông phải chịu mới thôi, lúc ấy sư phụ của ông mới mỉm cười.
Tám tuổi, đột nhiên đại sư Lý Hồng Chí cảm thấy như trong mắt của mình có thêm thứ gì đó. Dần dần nhìn thấy rõ ràng ba chữ “Chân-Thiện-Nhẫn”, nhưng người khác nhìn không thấy, nhưng ông có thể nhìn thấy vào bất kỳ lúc nào. Sư phụ của ông bảo: Chân, chính là làm việc chân, nói lời chân, không lừa dối, không nói dối, làm mà sai thì không che đậy, tương lai sẽ đạt được “phản bổn quy chân”; Thiện, chính là có tâm từ bi, không bắt nạt người khác, cảm thông với kẻ yếu, trợ giúp kẻ yếu, lấy việc giúp người làm vui, làm nhiều việc tốt; Nhẫn, chính là khi gặp khó nạn, khi chịu khuất nhục, thì vẫn khoan dung, tâm vững vàng, không oán không hận, không nhớ báo thù, có thể chịu cái khổ trong khổ, có thể nhẫn được những việc mà người bình thường khó mà nhẫn nổi.
Từ lúc tám tuổi, đại sư Lý Hồng Chí đã có được đại thần thông. Chơi trốn tìm với các bạn, ông chỉ cần nghĩ “người khác không thể nhìn thấy tôi”, thì người khác sẽ không phát hiện ra ông, thậm chí có chiếu đèn pin trúng khuôn mặt của ông thì cũng không nhìn thấy. Đinh sắt gỉ lớn đóng vào cây gỗ, ông chỉ dùng tay kéo nhẹ là nhổ ra. Chơi tuyết với các bạn trẻ thì ông nhảy lên rất cao. Nếu thấy hai người đánh nhau, mà ông muốn một người nào đó không qua đó, thì người đó sẽ thấy là rất khó qua đó. Bốn năm tiểu học, có một lần để quên cặp sách ở trường, mà cửa trường đã khoá rồi, làm sao đây? Ông nghĩ muốn vào trong, thì đã lọt vào trong trường rồi, nghĩ thêm nữa, thì đã lấy cặp sách và ra khỏi trường rồi. Thuật loại “xuyên tường” này khiến ông rất ngạc nhiên. Có một lần ông nghĩ, không biết đứng ở trong kính thì có cảm giác thế nào nhỉ, thế thì vừa nghĩ một cái, ông đã lọt vào trong kính cửa sổ. Lập tức cảm thấy khắp thân khắp đầu là kính, quá khó chịu, bèn lập tức đi ra. Bấy giờ đại sư Lý Hồng Chí chưa biết cái gì gọi là công năng đặc dị, ông còn tưởng rằng ai ai cũng đều làm được như thế!
Đại sư Lý Hồng Chí từ nhỏ đã thích giúp đỡ người khác. Dù làm việc gì cũng trước tiên nghĩ cho người khác. Thấy trên đường có cục đá, e rằng người khác sẽ bị vấp, thì ông bèn bỏ nó đi. Lúc đến trường tiểu học, một lần trên đường đi học qua bờ hồ phía nam, nghe thấy người ta hô hoán “có người rơi xuống nước!” ông không nói không rằng để nguyên cả y phục nhảy xuống nước, nhanh chóng bơi đến bên người ta: “anh nín thở chút, đừng giãy, tôi sẽ cứu anh!” Người kia quả nhiên nghe theo. Đưa người kia vào bờ, ông mới phát hiện ra anh ta cao to hơn mình rất nhiều. Những việc cứu người diễn ra nhiều lần, nhưng đại sư Lý Hồng Chí không bao giờ đề cập với người khác. Từ bé đại sư Lý Hồng Chí đã có tâm từ bi. Mỗi khi xem trong phim truyền hình hoặc đọc trong sách thấy tình tiết có nhân vật làm người tốt nhưng phải chịu nạn chịu khổ, thì ông vẫn thường khóc.
Khi ông 12 tuổi, pháp sư Toàn Giác nói với ông: Sẽ có những vị sư phụ khác đến để truyền thụ những điều tinh hoa trong môn của mình. Đầu tiên là Bát Cực Chân nhân đến, rồi đưa đại sư Lý Hồng Chí tới một nơi vắng vẻ không người để truyền thụ nội ngoại kiêm tu trong môn Đạo gia của mình. Còn cùng ông luyện mã bộ và trạm trang. Ít nhất phải một giờ đồng hồ. Thường thường mồ hôi đầm đìa. Nhưng cơ thể được luyện đến mềm mại như bông. Qua từng đêm sâu vắng lặng, ở nơi không ai biết tới, hè qua đông lại, ngày lại qua ngày, hai bàn tay bất tri bất giác luyện đến chai sạn, y phục đẫm mồ hôi. Mà nỗ lực không phụ lòng người, ngay từ thuở thiếu thời, đại sư Lý Hồng Chí đã có công phu đạt đến cảnh giới thượng thừa của thế gian pháp.
Sau năm 1974, sư phụ Đại Đạo rời đi. Sau đó một vị nữ sư phụ bên Phật gia tới, chủ yếu là truyền thụ công lý và công pháp Phật gia. Quãng thời gian đó, đại sư Lý Hồng Chí mới 23, 24 tuổi, nhưng công lực đã đạt đến tầng thứ rất cao. Năm 1982, đại sư Lý Hồng Chí từ bộ đội chuyển ngành đến công tác ở thành phố Trường Xuân. Luyện công còn khắc khổ hơn nữa.
Trong mười mấy năm tiếp theo, hầu như mỗi lần đến một tầng thứ thì lại có một sư phụ mới, mỗi lần đến một tầng thứ thì đều phải trải qua một đợt khổ nạn. Rất nhiều ma nạn đều là người bình thường không thể tưởng tượng được. Trải qua mấy chục năm khắc khổ tu luyện, đại sư Lý Hồng Chí đã tu được tuyệt thế công phu. Không chỉ là công lực đạt đến tầng thứ cực kỳ cao, mà quan trọng hơn là đại sư Lý Hồng Chí nhìn thấy được Chân Lý của vũ trụ, nhìn thấy được trong vũ trụ từ lâu đã tồn tại rất nhiều những gì vô cùng tốt đẹp, nhìn thấy được nguồn gốc của nhân loại, sự phát triển của nhân loại, cũng như tương lai của nhân loại.
Pháp Luân Công là của đại sư Lý Hồng Chí
Mặc dù như thế, nhưng trong mắt của người ngoài, đại sư Lý Hồng Chí chỉ là một người rất bình thường, hướng nội và nhút nhát. Những đồng nghiệp chỉ là cảm thấy ông sống thật thà, thành thực, dễ gần. Đại sư Lý Hồng Chí không bao giờ tranh giành với người khác. Có người không hiểu, bèn nói ông là ngốc, cái đáng được thì không lấy, cái đáng có thì không cầm. Thực ra ông đã đến cảnh giới ấy, các loại dục vọng của người bình thường và những thứ lợi ích cá nhân đều không còn để trong tâm. Hết thảy đều thuận theo tự nhiên. Đạm bạc nhìn đời, an nhiên tĩnh tại. Thấy ông bị oan uổng hay trách cứ, người khác cảm thấy bất bình thay cho ông, nhưng ông chỉ nhẹ nhàng cười mà chẳng để tâm.
Trong giới tu luyện người ta vẫn giảng thế này. Chẳng hạn như một vị Phật sống chuẩn bị chuyển thế, vị Phật sống ấy bèn đưa công phu của mình truyền cho người tu luyện khác. Đến khi vị Phật sống ấy chuyển sinh, thì người tu luyện kia bèn chuyển phần công phu ấy trở lại vị Phật sống này. Đời này truyền qua đời khác theo cách như thế, người ngoài khó biết được rằng chủ nhân chân chính của pháp môn ấy đích thực là ai. Ngày 27-5-1996, đại sư Lý Hồng Chí viết trong bài “Cảnh Tỉnh”: “Thực ra những điều mà những sư phụ của tôi tại thế gian hôm nay truyền cho tôi, cũng là những gì ở những đời trước tôi đã hữu ý để họ đắc được, đợi khi duyên phận đến, an bài họ quay trở lại truyền cho tôi, từ đó khải ngộ toàn bộ Pháp của tôi.”
Như vậy, sau nhiều năm dài chuẩn bị, đại sư phụ Lý Hồng Chí bắt đầu chuẩn bị truyền xuất ra “Pháp Luân Đại Pháp” của mình. Trong «Chuyển Pháp Luân» đại sư Lý Hồng Chí viết: “Đạo gia tu luyện Chân Thiện Nhẫn, trọng điểm tu Chân; vậy nên Đạo gia giảng tu chân dưỡng tính, nói lời chân, làm điều chân, làm chân nhân, phản bổn quy chân, cuối cùng tu thành Chân Nhân. Nhưng cũng có Nhẫn, cũng có Thiện; [còn] trọng điểm rơi vào tu Chân. Trọng điểm của Phật gia rơi vào tu Thiện của Chân Thiện Nhẫn. Vì tu Thiện có thể tu xuất tâm đại từ bi; một khi xuất hiện tâm từ bi, thì [thấy] chúng sinh rất khổ, do vậy phát sinh nguyện vọng muốn phổ độ chúng sinh. Nhưng cũng có Chân, cũng có Nhẫn; trọng điểm rơi vào tu Thiện. Pháp môn Pháp Luân Đại Pháp của chúng ta chiểu theo tiêu chuẩn tối cao của vũ trụ—Chân Thiện Nhẫn đồng tu—[vậy nên] công chúng ta luyện rất to lớn.”
Thích hợp cho con người hiện đại tu luyện
Trước khi truyền Pháp, đại sư Lý Hồng Chí đã tiên liệu trước rằng tương lai sẽ có rất nhiều người theo học và luyện Pháp Luân Công. Để giảm thiểu can nhiễu đối với cuộc sống sinh hoạt của con người hiện đại, đại sư Lý Hồng Chí ngay từ đầu đã đặt cuộc sống của chính mình nằm trong cộng đồng dân chúng phổ thông. Bởi vì ông biết rằng học sinh của mình sẽ học tập bắt chước theo ông về đủ mọi phương diện. Khác với các khí công sư khác, đại sư Lý Hồng Chí không chuyên môn ăn chay, mà ăn vật thực như mọi người bình thường khác. Chỉ là ông không hề kén chọn đồ ăn. Ông cũng kết hôn sinh con.
1105280844101944.jpg
Tháng 3-1994, đại sư Lý Hồng Chí và học viên “lớp học tập Pháp Luân Công” Thạch Gia Trang (hình ảnh từ Minh Huệ Net)
Năm 1991, đại sư Lý Hồng Chí 40 tuổi đã chuẩn bị truyền xuất Pháp Luân Công ra xã hội. Nhưng thực ra kể từ năm 1984, đại sư Lý Hồng Chí đã bắt đầu đưa Pháp Luân Công, pháp môn vốn vẫn đơn truyền qua các đời, truyền cho một số đồ đệ được chọn để bí mật tu luyện, đồng thời chỉnh sửa để trở thành môn công pháp có thể phổ cập cho con người hiện đại vốn có cuộc sống bận rộn. Đừng tưởng chỉ là một động tác duỗi căng ra kia thôi, nhưng ở không gian khác những gì diễn hoá và tu luyện xuất ra được đều vô cùng tinh mật, thiết kế vô cùng tinh tế, dẫu muốn cải biến một chút cũng không hề dễ dàng chút nào. Vì đây là Pháp của chính mình, đại sư Lý Hồng Chí mới có thể chỉnh sửa được. Truyền dạy công pháp ở xã hội hiện đại, thì người đến có tâm tính cao thấp khác nhau, căn cơ ngộ tính khác nhau, tố chất thân thể khác nhau, vậy làm thế nào để thật nhiều dân chúng đều có thể nhận được lợi ích về thân và tâm từ Pháp Luân Công? Đại sư Lý Hồng Chí đã bỏ bao tâm huyết giải được vấn đề ấy.
Năm 1989, khi công pháp đã thành hình, để đảm bảo không còn gì sơ sót, thật sự có trách nhiệm với xã hội, đại sư Lý Hồng Chí đã nhận một số đồ đệ trong phạm vi nhỏ. Trải qua hai năm quan sát, thấy những đồ đệ đều đạt tầng thứ rất cao. Ví dụ, trong các công pháp khác muốn đạt “tam hoa tụ đỉnh” thì phải mất mười mấy năm hoặc mấy chục năm, nhưng những đồ đệ của ông chỉ có hai năm đều đã đạt đến. Thể hiện ra sự cao cấp và kỳ diệu của công pháp Pháp Luân Công.
Chỉnh lại cho đúng hết thảy những trạng thái không ngay chính
Pháp Luân Công kiến lập trên cơ sở văn hoá tu luyện Trung Hoa mấy nghìn năm, vô cùng bác đại tinh thâm. Muốn hiểu Pháp Luân Công, cách tốt nhất là đọc nhiều lần cuốn sách «Chuyển Pháp Luân» một cách tĩnh tâm, không vướng bận bất kỳ quan niệm gì. Đại sư Lý Hồng Chí nói rằng ông đã đặt tất cả vào trong cuốn «Chuyển Pháp Luân» rồi. Giới thiệu ngắn gọn, Pháp Luân Công chính là tu luyện ba chữ “Chân-Thiện-Nhẫn”. Đặc điểm nổi bật nhất của công pháp này là đại sư Lý Hồng Chí sẽ gắn “Pháp Luân” cho mỗi học viên nào mà tu luyện Pháp Luân Công một cách chân chính. Pháp Luân là thể vật chất cao năng lượng có linh tính, xoay chuyển không ngừng, tồn tại trong không gian khác. Người tu chân chính đọc các kinh sách nguyên tác của Pháp Luân Đại Pháp, xem và nghe băng hình băng tiếng nội dung đại sư Lý Hồng Chí giảng Pháp, tập công theo các học viên Pháp Luân Công. Miễn là thật sự chân tu, thì ai cũng có thể miễn phí đắc được Pháp Luân vốn vô cùng trân quý này. Pháp Luân xoáy vào trong độ bản thân, hấp thu lượng lớn năng lượng từ vũ trụ, diễn hoá trở thành công. Pháp Luân xoáy ra ngoài độ nhân, phát phóng năng lượng, phổ độ chúng sinh, chỉnh lại cho đúng hết thảy những trạng thái không ngay chính, các sinh mệnh ở quanh người tu luyện đều được lợi ích. Do đó người tu luyện Pháp Luân Công có thể đạt được trạng thái “Pháp luyện người” liên tục tu luyện. Đây là Đại Pháp đề cao đạo đức đem lại lợi ích mà vô hại đối với người khác, đối với bản thân, và đối với xã hội.
Pháp Luân Công có một đặc điểm khác với tất cả các công pháp tu luyện khác. Đại sư Lý Hồng Chí trong «Chuyển Pháp Luân», nói: “Chính là vấn đề ai luyện công ai đắc công. Theo tôi thấy thì tất cả các công pháp hiện nay, bao gồm cả [công pháp] Phật gia, Đạo gia và Kỳ Môn công pháp từ lịch sử đến nay đều tu luyện phó nguyên thần (phó ý thức) của người ta, đều là phó nguyên thần đắc công.” Mà Pháp Luân Công là tu luyện chủ nguyên thần, yêu cầu học viên phải tự mình rõ ràng là mình tu tâm tính, bỏ chấp trước, thực tu thăng hoa, “để chính bản thân chư vị thật sự đắc công; đây là lần đầu tiên từ khi khai thiên tịch địa.”
Lớp học Pháp Luân Công đầu tiên
Ngày 13-5-1992, đại sư Lý Hồng Chí sinh nhật 41 tuổi (kế hoạch nguyên là một năm trước đó lẽ ra đã truyền Pháp Luân Công rồi) cuối cùng trải qua trùng trùng khó khăn, lớp học Pháp Luân Công đầu tiên đã mở ra ở trường Trung Học số 5 thành phố Trường Xuân. Theo “Hồi ký lớp học Pháp Luân Công kỳ thứ nhất ở Trường Xuân”, tác giả kể lại: lớp học Pháp Luân Công khoá đầu là ở giảng đường bậc thang của trường Trung học số 5, có 180 học viên tham dự. Sau đây là hồi ức của tác giả:
“Sư phụ giảng bài hết sức đúng giờ. Khi giảng bài không cần giáo trình, chỉ có một tờ giấy nhỏ. Sư phụ giảng Pháp xong thì bắt đầu dạy tập động tác. Lớp học đầu tiên, mỗi người một cuốn sách nhỏ “Pháp Luân Công”’, mười hai trang, nhỏ hơn một chút so với tạp chí hiện nay, trong đó là các đường nét vẽ các bài động tác luyện công. Khi Sư phụ dạy động tác là dùng tay uốn nắn các tư thế, vừa giảng dạy động tác, vừa thanh lý làm tịnh thân thể cho mọi người.
1105280844131944.jpg
Hình vẽ tay minh hoạ bài công pháp số 5 của Pháp Luân Công, thời đầu khi đại sư Lý Hồng Chí bắt đầu giảng giải Pháp Luân Công. (nguồn từ Minh Huệ Net)
Bấy giờ tôi chưa biết gì. Dự học mấy bài, thì thật sự thấy thân thể nhẹ nhàng, bước lên cầu thang tựa như có người nâng lên, đi bộ nhiều cũng không mệt. Mà cứ thích đi bộ thôi, đi xa mấy cũng không đi xe…
Thời đó có nhiều môn phái khí công lắm. Khi Sư phụ truyền công thì những vị được gọi là “khí công sư” kia cũng đến nghe, còn luyện cả các loại khí công nữa. Họ nói chuyện lớn tiếng ở giảng đường, như ruồi nhặng bay qua bay lại. Có một học viên mang theo bé gái mười mấy tuổi, và khi Sư phụ giảng bài thì cô bé cất tiếng oa oa khóc lớn nháo cả lên. Bài giảng của Sư phụ không tiếp tục được. Có một vị “khí công sư” nào đó đứng ra rồi tiến đến xử lý, tỏ thái độ như muốn thể hiện tài năng của mình cho mọi người, nhưng kết quả không được. Rồi lại có hai, ba vị “khí công sư” giơ tay làm động tác một chặp, vẫn không ăn thua. Chỉ thấy Sư phụ từ bục giảng bước đến, vỗ khẽ trên đầu bé gái ba cái, thế là bé lập tức thôi khóc. Cả hội trường xôn xao một lúc, rồi tiếp đó là một tràng pháo tay. Với những can nhiễu về sau, Sư phụ chỉ dùng tay gõ lên bàn giảng một chút là mọi thứ lại bình tĩnh…
Sau khi lớp học kỳ thứ nhất kết thúc, trên thân thể tôi có hai điều kỳ lạ rất rõ. Thứ nhất là tôi bị ngã dù đi ở đất bằng. Không bị đụng không bị vấp nhưng cứ ngã vập đầu xuống đất, liền cả mười mấy lần liên tiếp. Nhưng không đau, không sưng hay thương tích gì. Một cách vô ý tôi đã phát hiện rằng Sư phụ trị bệnh cho tôi. Nguyên lai tôi bị viêm sụn xương sườn, xương sườn lệch ra, khiến thân thể không ngay thẳng. Lần bị ngã sấp ấy khiến thân thể tôi ngay thẳng trở lại, xương cốt cũng bình thường trở lại. Chuyện thứ hai là tôi về nhà luyện tĩnh công, ngồi đơn bàn, ngồi đả toạ trên mặt đất. Vừa nhắm mắt lại, thân thể tôi quay vòng vòng khắp phòng. Mông và chân vẫn chạm đất thôi, nhưng cứ như là mọc thêm chân vậy. Mở mắt ra thì đã thấy di chuyển sang phía bên kia của phòng rồi. Qua một hồi thì lại chuyển trở về. Cứ như thế hơn hai mươi ngày. Khi tập đông tác “lưỡng trắc bão luân” bài số 2, thì đầu xoay chuyển như đèn cù, trong tai nghe như có đánh trống. Nhưng hễ hạ tay xuống thì đầu cũng ngừng xoay, trong tai cũng yên lặng trở lại. Nguyên lai tôi có đốt xương cổ số 3 ép vào dây thần kinh, khiến tôi đau đầu lắm. Qua như thế thì bệnh của tôi đã khỏi…
Mới luyện Pháp Luân Công chưa đến một nửa thời gian, mười mấy bệnh nặng của tôi đã khỏi, thiên mục cũng khai mở. Hơn nữa, một người luyện công, cả nhà được lợi ích! Con gái tôi từng bị khối u tuyến yên. Sau khi phẫu thuật bác sĩ cho biết khả năng sinh sản thấp. Kết hôn tám năm vẫn chưa có con. Từ khi tôi luyện công, con gái của tôi đã sinh con gái, toàn gia đình cảm thấy vô cùng hạnh phúc, đều ca ngợi Đại Pháp diệu kỳ. Đứa trẻ rất thông minh, ba tuổi rưỡi đã biết đọc «Chuyển Pháp Luân», hết sức kính trọng Sư phụ. Hiện nay cháu đã học trung học rồi, kết quả học tập rất tốt. Chứng kiến hết thảy những gì Sư phụ làm cho chúng tôi, tôi bắt đầu hiểu được rằng Sư phụ truyền công chính là “không giảng điều kiện, không giảng giá cả, không kể hồi báo, cũng không lưu danh”, “hoàn toàn xuất phát từ tâm từ bi”. ”
56 lớp học Pháp Luân Công toàn quốc
Trước khi mở lớp học Pháp Luân Công đầu tiên, Hội Nghiên cứu Khoa học Khí công Trung Quốc, dựa trên cơ sở khảo sát cẩn thận, đã hoàn toàn khẳng định công lý và công pháp của Pháp Luân Công, và tiếp nhận Pháp Luân Công vào trong các công phái trực thuộc. Ngay từ đầu, đại sư Lý Hồng Chí đã làm rất ngay chính. Từ 13-5-1992 đến 30-12-1994, đại sư Lý Hồng Chí đã mở lớp giảng dạy 56 lớp học Pháp Luân Công ở Trung Quốc, trên 60 nghìn học viên tham gia. Tên chính thức của lớp học là “Pháp Luân Công truyền Pháp diện thụ ban” (lớp truyền Pháp và hướng dẫn học Pháp Luân Công), đều là do quan viên địa phương của Hiệp hội Khí công đứng ra tổ chức, và nhân viên của Hiệp hội Khí công thu xếp địa điểm, bán vé (thẻ học viên), trả thuế, v.v. Họ trích lấy đến 40% thu nhập. Còn lại 60% là để đại sư Lý Hồng Chí dùng để chi phí cho đi lại, ăn ở, in ấn tài liệu, chi trả cho những nhân viên công tác đi cùng theo, v.v.
1105280844161944.jpg
Thẻ học viên do Hội Nghiên cứu Khoa học Khí công Trung Quốc làm cho lớp học Pháp Luân Công đầu tiên. Dòng chữ trên thẻ: “Pháp Luân Công Trung Quốc”, “Học Viên Chứng” (thẻ học viên), “Trung Quốc Khí công Khoa học Nghiên cứu Hội” (Hội Nghiên cứu Khoa học Khí công Trung Quốc), “Công lý công pháp Uỷ viên Hội” (Hội thành viên công lý công pháp) Ngay từ đầu đại sư Lý Hồng Chí đã làm rất đường đường chính chính. (hình ảnh từ Minh Huệ Net)
Thời bấy giờ ở Trung Quốc người ta lưu hành lối báo cáo kể công. Các khí công sư cần tự thân phóng ra công mạnh mẽ chữa bệnh cho người khác, tiêu hao rất nhiều năng lượng và công lực. Một vị khí công sư bình thường lên lớp sẽ thu mỗi học viên 100 đồng (nhân dân tệ) mỗi ngày, ít nhất cũng là 50 đồng. Nhưng đại sư Lý Hồng Chí mỗi lớp học diễn ra 9 đến 10 ngày, mà chỉ thu tổng cộng mỗi học viên 40 đồng tất cả; mà học viên cao tuổi, giảm giá một nửa, chỉ thu 20 đồng. Hiệp hội Khí công ở một số địa phương không thích thu phí quá thấp, đôi lúc còn phàn nàn với đại sư Lý Hồng Chí, nhưng đại sư Lý Hồng Chí vẫn kiên trì chỉ thu phí thấp. Thường xuyên đi các nơi như thế, đại sư Lý Hồng Chí về cơ bản không còn dư lại thu nhập gì cho bản thân mình.
Những năm ấy đại sư Lý Hồng Chí đã đích thân giảng dạy Pháp Luân Công tại tổng cộng 23 thành phố, tỉnh: Trường Xuân, Bắc Kinh, huyện Quan thuộc tỉnh Sơn Đông, Thái Nguyên, Vũ Hán, Quảng Châu, thành phố Lâm Thanh thuộc tỉnh Sơn Đông, Quý Dương, Tề Tề Cáp Nhĩ, Trùng Khánh, Hợp Phì, Thiên Tân, Khẩn Lợi thuộc tỉnh Sơn Đông, Lăng Nguyên thuộc tỉnh Liêu Ninh, Thạch Gia Trang, Đại Liên, Cẩm Châu, Thành Đô, Trịnh Châu, Tế Nam, thành phố Sâm Châu thuộc tỉnh Hồ Nam, Cáp Nhĩ Tân, thành phố Duyên Cát thuộc tỉnh Cát Lâm. Thượng Hải (thành phố hiện đại và lớn nhất Trung Quốc) không có lớp nào. Bắc Kinh (thủ đô Trung Quốc) tổ chức được 13 lớp, là nơi mở lớp nhiều nhất. Trường Xuân có 7 lớp, và Quảng Châu 5 lớp. Tiếp đó, 60 nghìn học viên như những hạt giống đã nhanh chóng đưa Pháp Luân Công truyền khắp toàn Trung Quốc.
1105280844201944.jpg
Tháng 7-1994, đại sư Lý Hồng Chí ở lớp học Pháp Luân Công thứ hai tại Đại Liên, Trung Quốc. (hình ảnh của Minh Huệ Net)
Tháng 4-1993 cuốn sách «Pháp Luân Công Trung Quốc» của đại sư Lý Hồng Chí được nhà xuất bản Hữu nghị và Văn hoá Quân đội (Quân sự Nghị Văn xuất bản xã) xuất bản và phát hành. Tháng 9-1994 băng hình hướng dẫn tập công do đại sư Lý Hồng Chí đích thân làm mẫu được Trung tâm Nghệ thuật Điện ảnh Bắc Kinh (Bắc Kinh Điện thị Nghệ thuật Trung tâm) phát hành. Bấy giờ về thân thể và tinh thần thì người tu luyện có được thăng tiến cực kỳ to lớn. Qua bạn bè thân quyến, rồi lưu truyền trong dân chúng, Pháp Luân Công phát triển bừng nở khắp nơi như nấm mọc sau mưa.
1105280844231944.jpg
Tháng 11-1997 đại sư Lý Hồng Chí giảng Pháp tại trường tiểu học quốc lập Tam Hưng, Đài Bắc, Đài Loan. (hình ảnh từ Minh Huệ Net)
1105280844271944.jpg
Một cảnh đại sư Lý Hồng Chí cùng những học viên của mình ở New York Mỹ quốc, sau 1999 (hình ảnh từ Minh Huệ Net)
Ngày 13-3-1995, nhận lời mời của Đại sứ quán Trung Quốc ở Pháp, đại sư Lý Hồng Chí đã cử hành một hội báo cáo giảng Pháp tại Sứ quán Trung Quốc ở Paris, cũng như lớp học Pháp Luân Công đầu tiên ở hải ngoại. Vậy là Pháp Luân Công chính thức bắt đầu truyền ra nước ngoài. Ngày 14-4 cùng năm đó, đại sư Lý Hồng Chí đã đến Gothenburg, Thụy Điển, cử hành lớp học Pháp Luân Công thứ hai ở hải ngoại. Từ đó về sau, đại sư Lý Hồng Chí chỉ giảng Pháp, không truyền thụ công pháp nữa. Học viên học công đều là chiểu theo băng thu hình, sách, hoặc học ở các điểm luyện công. Ngay từ khi bắt đầu Pháp Luân Công luôn nhấn mạnh rằng việc tu luyện là hoàn toàn tự nguyện. Pháp Luân Công không có bất kể cơ cấu tổ chức nào mà ước thúc người ta. Không có văn phòng, không lập danh sách, không bắt buộc bất kỳ ai tu luyện. Người tu luyện gia nhập hoặc rời đi một cách tự do. Trạm phụ đạo các nơi cũng chỉ là hoạt động tình nguyện phục vụ cộng đồng mà thôi, không có lợi nhuận hay thu nhập gì, chỉ là tình nguyện cống hiến.
1105280844311944_1.jpg
Tháng 4-1995, đại sư Lý Hồng Chí đang dạy động tác ở Gothenburg, Thụy Điển. (hình ảnh từ Minh Huệ Net)
Những bài báo cáo tích cực ở Trung Quốc
Từ tháng 5-1992 đến tháng 7-1999, trong thời gian bảy năm, theo một cuộc điều tra nội bộ của Bộ Công an Trung Quốc, số học viên Pháp Luân Công ở Trung Quốc đạt đến khoảng 70 triệu đến 100 triệu người. Các phương tiện truyền thông ở Trung Quốc có nhiều bài báo cáo tích cực về Pháp Luân Công. Ví dụ: Tháng 1-1996, tờ báo “Thanh niên Bắc Kinh” liệt kê cuốn «Chuyển Pháp Luân» là một trong 10 đầu sách bán chạy nhất Bắc Kinh. Ngày 17-3-1997, tờ “Đại Liên nhật báo” đăng bài “Cụ già vô danh âm thầm cống hiến”, kể về câu chuyện một cụ già cổ lai hy vì học Pháp Luân Công đã âm thầm tu sửa hơn 1100 mét đường cho địa phương. Ngày 21-2-1998, tờ báo “Tin chiều Đại Liên” đăng bài về học viên Pháp Luân Công ở Học viện Chiến hạm Hải quân Đại Liên cứu một em bé ba tuổi khỏi chết đuối ở sông đóng băng 3 mét tại Đại Liên thuộc tỉnh Liêu Ninh. 19-7-1998, “Thời báo Kinh tế Trung Quốc” đăng bài “Tôi đứng dậy rồi!” kể về một phụ nữ tên là Tạ Tú Phân ở Hàm Đan tỉnh Hà Bắc vốn bị bại liệt từ năm 16 tuổi nhưng sau khi luyện Pháp Luân Công đã khỏi và đi lại được.
Ngày 10-11-1998, tờ “Tin chiều Dương Thành” đăng bài “Già trẻ đều luyện Pháp Luân Công” kể về điểm luyện công rất lớn ở công viên Liệt sỹ Quảng Châu có tới 5000 người theo học Pháp Luân Công. Trong đó có câu chuyện về nhân viên thống kê Lâm Thiền Anh thuộc Công ty TNHH Bì Cách Quảng Châu từng bị bại liệt mức cao với 70% cơ thể tê bại nay đã khỏi và đi lại được sau khi luyện Pháp Luân Công. Ngày 24-11-1998, truyền hình Thượng Hải đăng tin rằng Pháp Luân Công đã truyền khắp bốn châu lục Âu Mỹ Á Úc, đạt con số 100 triệu người đang luyện Pháp Luân Công. Ngày 4-3-1999, tổng trạm phụ đạo Pháp Luân Công ở thành phố Cáp Nhĩ Tân thuộc tỉnh Hắc Long Giang được Cục Công an Cáp Nhĩ Tân bình chọn là đơn vị tiên tiến “không nhặt của rơi”.
2001-2-3-12583.jpg
10-11-1998, tờ “Tin chiều Dương Thành” đăng bài về điểm luyện công lớn với 5000 người tập luyện Pháp Luân Công tại Quảng Châu; trong đó có một phụ nữ bị bại liệt mức cao đã khỏi bệnh sau khi học Pháp Luân Công (hình ảnh từ Minh Huệ Net)
Năm 1999, khủng bố đại vương từ trời giáng xuống
Nhưng chỉ vì lượng người học và luyện Pháp Luân Công nhiều hơn đảng viên ĐCSTQ, nên tổng bí thư đảng đương nhiệm, ông Giang Trạch Dân, đã bất kể sự phản đối của các thường uỷ khác trong Bộ Chính trị, quyết định phát động cuộc đàn áp Pháp Luân Công, sau sự kiện một vạn học viên Pháp Luân Công đi thỉnh nguyện ngày 25-4-1999. Chỉ có điều là từ năm 1998, đại sư Lý Hồng Chí đã định cư ở Hoa Kỳ theo chương trình “nhân tài kiệt xuất”, ông và gia đình tới định cư ở New York.
Ngày 20-7, rất nhiều phụ đạo viên Pháp Luân Công bị bắt giam, ngày 22-7, ĐCSTQ chính thức tuyên bố cấm Pháp Luân Công. Trong bài “Một lời tuyên bố ngắn của tôi”, đại sư Lý Hồng Chí viết: “Tôi là một người trong giới tu luyện, vẫn luôn không liên quan gì tới quyền lực chính trị. Tôi chỉ là dạy người ta tu luyện. Một người muốn luyện công cho tốt thì ắt phải có đạo đức cao thượng. Thực tế cũng là tôi làm được điều ấy, giúp một trăm triệu người làm người tốt, làm người tốt hơn nữa.” Nhưng ĐCSTQ phớt lờ điều ấy, vẫn cứ khai đao nhắm vào hơn 100 triệu dân chúng.
“Tháng 7-1999, khủng bố đại vương từ trời giáng xuống” — đây là lời tiên tri của nhà tiên tri nổi tiếng Nostradamus thế kỷ 16 của Pháp đã từng viết trong tác phẩm “Các thế kỷ” (Centuries) của mình, tác phẩm làm con người hàng trăm năm sau phải thán phục vì những tiên đoán thần kỳ và chính xác trong đó.

Lịch sử minh chứng thanh danh cho đại sư Lý Hồng Chí

Bài của Tề Tiên Dữ
1105280844401944_1.jpg
15-6-1999, đại sư Lý Hồng Chí. (hình ảnh của AFP/GettyImages)
Thời kỳ đầu cuộc đàn áp Pháp Luân Công, ĐCSTQ vì để có lý do cho cuộc đàn áp, đã chụp rất nhiều “tội danh” lên đại sư Lý Hồng Chí. 12 năm đã trôi qua, chúng ta hãy nhìn lại lịch sử, sáng tỏ sự thật, trả lại thanh danh cho đại sư Lý Hồng Chí.
Thanh danh cho đại sư Lý Hồng Chí
ĐCSTQ tuyên bố: “Tại sao Lý Hồng Chí đổi ngày sinh của mình từ 7-7-1952 thành 13-5-1952? Mục đích là để nói rằng bản thân mình là Phật Thích Ca Mâu Ni chuyển sinh.”
Đại Sư Lý Hồng Chí đã nói rõ: “Trong thời Cách mạng Văn hóa, chính quyền đã in sai ngày tháng sinh của tôi. Tôi chỉ sửa chữa lại cái ngày tháng in sai thành đúng mà thôi.” Một người dân ở Trung Quốc Đại Lục từng nói rằng, toàn cầu có 7 tỷ người, mỗi năm có 365 ngày, trung bình có hàng chục triệu người ứng với mỗi ngày sinh nhật, mà trong đó có đủ loại người, vậy thì trùng ngày sinh nhật nào có gì để nói ở đây? Xưa nay Pháp Luân Công không hề đề cập tới quan hệ với Phật Thích Ca Mâu Ni. Nếu là giả mạo sinh nhật, thì mất công sửa đổi như thế cũng không có tác dụng gì, sao phải lãng phí công sức như thế chứ? Đó chỉ là vu khống hết sức vô nghĩa của ĐCSTQ mà thôi.
ĐCSTQ tuyên bố là đại sư Lý Hồng Chí trốn thuế, và xuất bản lậu các tác phẩm sách, băng hình, băng tiếng về Pháp Luân Công, rằng ông “điên cuồng kiếm tiền bất chính”. Thực ra khi cuốn “Chuyển Pháp Luân” của đại sư Lý Hồng Chí được xuất bản ở Trung Quốc Đại Lục, thì toàn bộ tiền bản quyền mà tác giả thu được chỉ có hơn 20.000 nhân dân tệ. Rất nhiều dân chúng biểu thị rằng, thời Trung Quốc Đại Lục có 100 triệu học viên công khai học Pháp Luân Công, thì chỉ cần đại sư Lý Hồng Chí bảo mỗi người nộp 1 nhân dân tệ học phí, thế thì đại sư Lý Hồng Chí đã có 100 triệu nhân dân tệ rồi. Còn nếu mỗi học viên nộp 10 nhân dân tệ, thì đại sư Lý Hồng Chí lập tức thành tỷ phú. Tuy nhiên như mọi người đều biết tu tập Pháp Luân Công xưa nay đều là miễn phí, và có thể download tất cả tài liệu một cách miễn phí từ Internet, gồm cả sách, băng tiếng, băng hình. Miễn phí như thế phải chăng là “tự cắt đứt nguồn thu” của chính mình?!
Trong hơn mười năm qua, có nhiều học viên Pháp Luân Công viết ra hồi ức của họ. Trong đó hình ảnh sư phụ Lý Hồng Chí ăn mặc rất bình thường, cuộc sống của gia đình vẫn rất nghèo. Đại sư Lý Hồng Chí không có nhiều quần áo cho mùa hè, sau khi giảng bài xong, thường giặt và phơi quần áo và ban đêm đề ngày hôm sau mặc. Thực phẩm cũng là vấn đề tiêu tốn nhất. Thông thường hàng mười mấy ngày liền ngày nào cũng ăn mỳ gói. Thời ban đầu khi đại sư Lý Hồng Chí đến Bắc Kinh, là ngủ ở cầu, và trải qua đủ loại phong sương vất vả.
ĐCSTQ vu khống rằng đại sư Lý Hồng Chí cùng gia quyến sống xa hoa ở Trường Xuân. Nhưng điều tra qua dân chúng thì được biết, gia đình đại sư Lý Hồng Chí ở số 103 đại lộ Giải Phóng, cổng phía tây của nhà chung cư 4 tầng cũ nát. Mặc dù có rất nhiều người trên thế giới mà được lợi ích từ Pháp Luân Công muốn gửi quà để biểu đạt lòng tôn trọng, nhưng đại sư đều từ chối.
1105280844441944.jpg
Căn hộ xưa của đại sư Lý Hồng Chí và mẹ ở Trường Xuân, trong nhà chung cư bốn tầng rất bình thường và cũ kỹ (ảnh bên trái). Cửa vào nhà bị niêm phong với tờ niêm phong 1999 (ảnh bên phải). Ảnh do người dân Trung Quốc Đại Lục cung cấp giữa tháng 3, 4 năm 2000. (ảnh của Minh Huệ Net)
Vấn đề uống thuốc
Về vấn đề dùng thuốc, đại sư Lý Hồng Chí nói rõ: “Có nguồn tin nói rằng tôi cấm người ta dùng thuốc. Sự thật, điều đó hoàn toàn không đúng. Tôi chỉ giải thích sự liên hệ giữa tu luyện và việc dùng thuốc. Tôi đã giúp cho hơn 100 triệu người đạt được sức khỏe. Vô số người bệnh nặng đã được lành bệnh và trở nên khỏe mạnh. Điều đó là một sự thật. Còn đối với những người bệnh quá trầm trọng và người mắc bệnh tâm thần, tôi luôn khuyên họ không nên học Pháp Luân Công. Nhưng một số người tuy vậy vẫn cưỡng cầu học nó mà không cho tôi biết. Trường hợp như thế đó, bệnh nhân phải chết vì bệnh của họ mà lại cho là đệ tử của tôi thì có công bằng không? Tôi chưa bao giờ nghe nói có những người không được săn sóc đến mà sẽ không chết chỉ nhờ họ học được một vài động tác. Như nói rằng, vì các nhà thương có thể chữa được bệnh, điều đó phải chăng có nghĩa là trong nhà thương sẽ không có ai phải chết cả?”
Có người từng ước tính thô thế này. Cứ theo tỷ lệ tử vong trung bình ở Trung Quốc là 0,65% hàng năm, thì Trung Quốc với 1 tỷ dân sẽ có hơn 4 triệu người tử vong một cách bình thường trong vòng 7 năm (từ 1992 đến 1999). Theo giới chức Trung Quốc điều tra năm 1998 ở một số điểm luyện công, số học viên học Pháp Luân Công trước từng có bệnh là 10.475 người, sau khi học đã có hiệu quả chữa bệnh chiếm 41,5%, về khỏi bệnh về cơ bản chiếm 36%, và khỏi hoàn toàn chiếm 20,4%, như vậy tổng cộng là 97,9%, còn lại 2,1% là không cảm thấy chuyển biến gì. Những con số đó chẳng phải thuyết minh rằng Pháp Luân Công có hiệu quả cao về chữa bệnh khoẻ người?
Sự kiện thỉnh nguyện ngày 25-4-1999 ở Trung Nam Hải
ĐCSTQ, khi vu cáo đại sư Lý Hồng Chí, thường xuyên đề cập đến sự kiện có trên 10 nghìn học viên đến Trung Nam Hải, nơi tập trung các quan chức ĐCSTQ, vào ngày 25-4-1999, và lấy đó làm “bằng chứng” rằng đại sư Lý Hồng Chí “điều động” các học viên từ xa. Thực ra các học viên tham dự thỉnh nguyện đó đều nói, hành vi ấy của họ là tự nguyện và đúng theo quyền công dân mà Hiến pháp bảo vệ. Một vị nói: “Pháp Luân Công đã cứu đời tôi, mà bây giờ có người vu khống Sư phụ, tôi nếu chẳng lên tiếng thỉnh nguyện, thì tôi chẳng còn lương tâm nữa! Người Hoa có câu “nhận ân một giọt, báo ân một dòng”, phàm là người tôn trọng sự thật thì đều bước ra nói lời công bằng. Hàng trăm triệu người tu tập Pháp Luân Công, những ai nhận lợi ích từ Pháp Luân Công đều nên bước ra thỉnh nguyện, chứ im lặng thì chính là giúp đỡ cho vu khống hoành hành!”
Theo nhân viên nội bộ công an tiết lộ, ngày 25-4-1999 cảnh sát đã chặn các ngả đường chính, không để các học viên Pháp Luân Công vào đường Phủ Hữu gần đó, nơi có phòng thỉnh nguyện quốc gia. Cái được gọi là “bao vây Trung Nam Hải”, thực ra là cái bẫy chính trị và luật pháp: cảnh sát đã dẫn hướng học viên Pháp Luân Công “bao vây” Trung Nam Hải. Hôm ấy hơn 10 nghìn quần chúng Pháp Luân Công trật tự đứng ở đó, vỉa hè đường phố, không ảnh hưởng đến luồng xe đi dưới đường, và sau khi sự kiện qua đi, đường phố vẫn sạch sẽ, không mảnh giấy rác hay đầu thuốc lá.
Hiện nay người dân Trung Quốc phần đông công nhận rằng, sự kiện thỉnh nguyện 25-4 đã đánh thức nhân dân, là một tiến bộ lịch sử, bởi vì sự kiện này đã nêu cao giá trị “Chân-Thiện-Nhẫn” chính thống của con người. Con người vì muốn ngăn chặn hành động xấu xa nên đã bước ra, ấy là nghĩa cử bảo vệ sự công chính đạo nghĩa của xã hội, là tinh thần đáng trân quý nhất của con người.
“Làm chính trị”
Chính trị là việc của quần chúng, ở những nước cộng hoà nhân dân thì dân chúng nói chung đều tham dự vào chính trị. Nhưng ở Trung Quốc thì tham dự vào chính trị, hay “làm chính trị”, trở thành một cái mũ mang tính phản diện: chỉ có đảng viên ĐCSTQ mới có đặc quyền làm chính trị, còn những người khác đều bị tước đoạt quyền này. Pháp Luân Công nhiều lần nói rõ rằng người tu luyện không tham dự chính trị. Tựa như Chúa Jesus từng nói với người La Mã rằng, ông cần là thiên đường chứ không phải thế giới con người.
Thực chất của vấn đề là: ĐCSTQ bức hại Pháp Luân Công, ít nhất có 3.436 học viên Pháp Luân Công được báo cáo là bị bức hại đến chết, ngoài ra có hàng chục nghìn học viên Pháp Luân Công bị mổ cướp tạng. Trong bối cảnh đó, Pháp Luân Công bước ra vạch trần sự thật cuộc đàn áp, thế là ĐCSTQ bèn chụp cho cái mũ “làm chính trị”, giữa cực hình tra tấn và “làm chính trị” thì rốt cuộc cái nào cần bị lên án?
Trạng thái người thường ‘ngộ trong mê’ là không thể bị phá hoại
Đại sư Lý Hồng Chí nhiều lần giảng rằng học viên Pháp Luân Công không được phá hoại trạng thái xã hội người thường. Trời đã an bài cho con người hoàn cảnh sống này, tức là sống trong ‘mê’ này, không nhìn thấy chân tướng ở không gian khác, khiến con người trả nợ nghiệp khi sống trong sinh-lão-bệnh-tử. Giả sử ai ai cũng mở thiên mục, thấu thị nhân thể, cách tường khán vật, ai ai cũng bay lơ lửng trên không, thế thì có còn là xã hội nhân loại nữa không? Nghiêm trọng phá hoại trạng thái xã hội nhân loại là tuyệt đối không được phép. Nếu mọi người ai ai cũng sống thoải mái không bệnh không khổ, thế thì chẳng phải đã là ở thiên đường rồi?
Không biết trời cao dất dày
Đại sư Lý Hồng Chí đưa đến lợi ích sức khoẻ cho hàng trăm triệu người. ĐCSTQ không thể một tay che cả bầu trời. Lịch sử đang minh oan cho đại sư Lý Hồng Chí.
1105280844481944.jpg
Những người tôn trọng sự thật đã thấy rằng đại sư Lý Hồng Chí đưa lại lợi ích sức khoẻ cho hàng trăm triệu người. (ảnh từ Minh Huệ)
****************************************

Người đến vì các vị là ai?

Bài của Vương Hoa
Mấy năm trước một người từ Trung Quốc đã viết trong thiệp mừng sinh nhật đại sư Lý Hồng Chí:“Nếu một bác sỹ chữa khỏi bệnh hiểm nghèo cho tôi, tôi sẽ ghi nhớ vị ấy suốt đời. Nếu một bậc thầy dạy cho tôi ý nghĩa chân chính của cuộc đời, tôi sẽ vĩnh viễn tôn trọng vị ấy. Nếu một người cứu thoát tôi bên bờ huỷ diệt, tôi sẽ đời đời nhớ ân đức của vị ấy. Ngài chính là vị ấy!” Những lời ấy đã nói lên cái tâm của hàng trăm triệu học viên Pháp Luân Đại Pháp.
Đường Bái Kiều, một trong những người đứng đầu hoạt động dân chủ ngày 4-6-1989, đã có lời phát biểu nhân ngày Đại Pháp thế giới 13-5 năm nay, biểu thị nhận thức của những người không tập Pháp Luân Công. Ông nói rằng về phương diện phục hồi đạo đức thì Pháp Luân Công ở Trung Quốc đã vượt qua bất kể một tập thể nào khác, hơn nữa, phương thức hoà bình phi bạo lực của các học viên Pháp Luân Công làm cảm động nhân dân toàn thế giới. Chẳng hạn như phong trào thoái đảng, nó thực sự phát huy tác dụng thay đổi lòng dân. Đối mặt với cuộc đàn áp chưa từng có, dù trong khó khăn như thế Pháp Luân Công vẫn làm được rất là tốt, đó là kỳ tích và vinh quang, vẫn luôn được những nhà lịch sử nghiên cứu kỹ.
Đại sư Lý Hồng Chí là một vĩ nhân được mọi người mọi nơi tôn kính. Đối với những ai không tin Thần Phật, thì thảo luận tạm kết thúc ở đây, vì phần thảo luận tiếp theo vượt qua nhìn nhận mà người không tin Thần Phật có thể tiếp thu. Thực ra thì trên 70% nhân loại là có tín ngưỡng tôn giáo, trong tâm tin vào Thần Phật. Đại sư Lý Hồng Chí là một vị “Thánh Nhân”, một vị “Giác Giả”. Tờ “Tân Kỷ Nguyên” số 70 có bài “Những tiên tri ám chỉ về Pháp Luân Công” đã dẫn ra nhiều tiên tri, cho thấy rằng trong Kinh Phật, Kinh Thánh, cũng như trong những tiên tri của Pháp, Hàn Quốc, hoặc của Lưu Bá Ôn, tức là tiên tri cả trong ngoài nước Trung Quốc xưa nay, người ta đều có tiên tri rằng đến thời nhân loại mạt thế sẽ có Chúa Cứu Thế, có Cứu Thế Chủ hạ phàm cứu độ con người thế gian, như hoa Ưu Đàm tái hiện, Thần đến thế gian, tất cả đều chỉ về một người, người đến đây vì mọi người…
Lịch sử cũng giống như một giáo viên kiên nhẫn. Người Do Thái nhìn nhận rằng bản thân họ là con dân của Thượng Đế, bấy giờ họ không tin rằng Chúa Jesus là con của Thượng Đế và họ bức hại Chúa Jesus. Con người biết được bao nhiêu chứ, khi một vị Cứu Thế Chủ mới giáng hạ xuống nhân gian, thì Ngài có chiểu theo tưởng tượng của con người mà an bài những việc mình làm hay không? Tuyệt đối sẽ không. Trong vũ trụ này vĩnh viễn sẽ là Thần quyết định con người, chứ không phải con người quyết định Thần. Người mà ngông cuồng tự đại thì chính là tự huỷ hoại mình. Đạo lý đơn giản như thế, nhưng mà đến thời mạt Pháp, rất nhiều quan niệm của con người đã biến dị, và nhân loại vẫn mãi không rút ra được bài học lịch sử ấy.
Tháng 4-1999, vào một ngày mưa gió, đại sư Lý Hồng Chí trong buổi trả lời phỏng vấn của tờ Times có biểu đạt rằng ông biết những gì sẽ phát sinh, biết được sức chịu đựng của con người, nhưng nếu ông mà nói ra những gì người ta thấy quá lạ, thì sẽ không ai tin. Ông nói rằng nhân loại nay đúng vào thời kỳ loạn thế. Thời loạn là vì sao? “Tất nhiên, lý do không chỉ có một. Nguyên nhân lớn nhất khiến xã hội hôm nay trở nên xấu là vì con người không còn tin vào chính giáo nữa. Người ta đến giáo đường, nhưng không còn tin vào Thượng Đế. Họ sẵn lòng làm bất kể điều gì. Nguyên nhân thứ hai là từ đầu thế kỷ này, người hành tinh khác bắt đầu thâm nhập vào tư tưởng của con người cũng như hình thái ý thức và văn hoá.”
Mặc dù chưa phải đến lúc cuối, nhưng mấy năm gần đây người ta đã dần dần không ngừng nhận ra cái nhìn sâu sắc của đại sư Lý Hồng Chí.
Nhưng vẫn có những người hoàn toàn không tin. Đại sư Lý Hồng Chí cho biết, không nói đến ông là ai, không quan tâm ông từ đâu đến, thì con người tương lai đều sẽ thấy được ông thành tựu là gì, và con người sẽ thấy được việc này đều do ông làm. Chọn ngày sinh nhật làm ngày truyền xuất ra Pháp Luân Đại Pháp, đại sư Lý Hồng Chí nói:“Đời này của tôi chính là đến đây để truyền Pháp này”, “Tôi không muốn nhìn thấy bất kể sinh mệnh nào huỷ hoại chính mình, cho nên tôi đã đến đây vì chư vị!”.
*  *  *  *  *
Dịch từ nguyên bản tiếng Trung:
http://www.epochtimes.com/b5/11/5/28/n3270111p.htm

Ngày đăng: 14-08-2011
Các bài khác
 

Thứ Năm, 24 tháng 11, 2011


GIÁO SƯ NGÔ ĐỨC THỌ LÊN TIẾNG VỀ ÔNG NGHỊ HOÀNG HỮU PHƯỚC


PHẢN HỒI BÀI ÔNG NGHỊ PHƯỚC 
ĐÒI XOÁ BỎ DỰ KIẾN SOẠN LUẬT BIỂU TÌNH
Ngô Đức Thọ

Xin nói thật: Có lẽ tôi hơi bị mệt mỏi và đỏ mặt đọc không vào nổi toàn văn bài phát biểu của ông Hoàng Hữu Phước trước phiên họp toàn thể của Quốc Hội khoá XIII ngày 17-11 vừa rồi. 

Nội dung chính của bài phát biểu như chính ông Phước đã tóm tắt là “Đề nghị QH loại bỏ Luật lập hội và Luật Biểu tình khỏi danh sách dự án luật suốt nhiệm kỳ Quốc Hội khoá XIII này” Dư luận không khỏi ngạc nhiên trước lời lẽ khá băm bổ của ông Hoàng khi tự tóm tắt đề nghị của mình như vậy đối với một vấn đề mà cả QH và các tầng lớp nhân dân đang quan tâm. Có đưa vào kế hoạch để biên soạn hay không còn là vấn đề QH còn cân nhắc, thảo luận. Với lời lẽ khá băm bổ như vậy, phải chăng ông đã chọn lựa biện pháp quả đấm thép để thảo luận một vấn đề rất quan trọng về thể chế như luật biểu tình dang bàn đến? Không kể những trường hợp xẩy ra khủng hoảng ở nghị trường, nói chung quốc hội của một nước văn minh tân tiến không chấp nhận người đại biểu của nhân dân có thái độ “bạo lực ngôn từ” như vậy để chặn họng các ý kiến không đồng thuận với mình như vậy.

Bỏ qua thái độ tiếp cận vấn đề, nhất trí rằng, là ĐBQH ông Phước có quyền phát biểu ý kiến của ông về việc có biên soạn hay không biên soạn luật biểu tình. Hãy xem các lý do ông đã nêu ra:

Theo ông thì nhân loại chỉ mới biết đến hành vi biểu tình từ năm 1913 do Gandhi tổ chức ở Ấn Độ. Rồi đến những năm 60 của thế kỷ trước từ ngữ “biểu tình” mới xuất hiện ở “Hợp chủng quốc”(sic) Hoa Kỳ. – Thật đáng tiếc: ở đây bình thường ông Phước chỉ cần viết “nước Mỹ” là xong, không ai hiểu lầm điều gì. Nhưng ông muốn dùng từ cho tính chính thức. Nhưng, xin lỗi ông, kiến thức của ông hoàn toàn không cập nhật!  Đúng là trước đây ở Việt Nam thường hay dịch nhầm tên chính thức của nước Mỹ The United States of America là “Hợp chủng quốc Hoa Kỳ”. Nhưng vài chục năm nay chính phủ Hoa Kỳ đã chính thức cải chính, tên đúng phải dịch là “Hợp chúng quốc Hoa Kỳ” (chúng là nhiều; chúng quốc là nhiều nước, chứ không phải hợp chủng là hỗn hợp của nhiều chủng tộc), xin xem chẳng hạn ảnh trang Hoa Kỳ của Wikipedia và thư mục trang web của Đại sứ quán Hợp chúng quốc Hoa Kỳ tại Hà Nội:

Tiện ích upload ảnh miễn phí, không cần đăng ký! | up.anhso.net

Ông là cử nhân Anh văn, mà chính ông cũng muốn tỏ cho thiên hạ biết điều ấy khi  Ông giải nghĩa “biểu tình” bằng tiếng Anh là Demonstration, thế mà đối với một tên nước to đùng là Hoa Kỳ mà ông bất cập tri thức, thật là điều không chỉ đáng tiếc cho riêng ông!

Trở lại vấn đề chính: Không biết ông căn cứ vào đâu mà dám đưa ra những mốc thời gian lịch sử như đã ghi trên cho khái niệm và lịch sử biểu tình?

Điều này hẳn là “tâm đắc” nhất của ông đây. Theo logic tâm lý mà suy thì có lẽ ông cho rằng lịch sử biểu tình như ông nói đó các ĐBQH có lẽ không ai biết, mà người dân ở ngoài chắc hẳn cũng mù tit. Bởi vậy, nghe (hoặc đọc) bài phát biểu của ông xong thiên hạ mới tá hoả ngộ ra: loài người từ khi ăn lông ở lỗ mãi đến gần đây trên đời này làm gì có chuyện biểu tình! Biểu tình biểu tiếc gì đó mới có từ năm 1913 bởi ông Gandhi bên Ấn Độ, nước Mỹ văn minh thế mà cũng mãi đến tận những năm 60 mới biết đến biểu tình!

Xin hỏi thật, ông là cử nhân Anh văn lại là Thạc sĩ kinh doanh nữa, nhưng ông có tốt nghiệp THPT không đấy? Ông cứ thành thật cho biết, có khi lại đỡ phải mất công chứng minh bản a tờ b! Phải hỏi vậy vì hai cái mốc niên đại 1913 và 1960 ông nêu lên đấy đúng là quả đấm thép cho những người muốn có luật biểu tình biết tay. Ý ông nói rất rõ ràng là: loài người từ khi sinh ra chẳng làm gì có cái chuyện biểu tình, thế mà người ta vẫn sống được, cần gì phải biểu tình và luật biểu tình? Nay cái hành vi “biểu tình” kia mới nẩy đâu ra bên Ấn Độ, mãi đến 1960 mới truyền qua Mỹ, đâu phải là quy luật vĩnh hằng hay là “khuôn vàng thước ngọc” để đo tầm cỡ của cái mà ông gọi dè bỉu là “cái gọi là tự do dân chủ”?

Vẫn theo cái logic tâm lý mà suy thì có lẽ ông lơ mơ đoán rằng biểu tình chẳng có lịch sử lâu lắc gì nên chẳng phải quan trọng để quan tâm! 

Xin thưa, đúng thế đấy! Chỉ những kẻ i tờ quá không biết chứ nói chung người có học ai chả biết vậy. Nhưng tôi đoán không sai rằng chính ông vốn mù tịt điều này, nhưng ông lỏm ở đâu đó được cái ý ấy nên mượn miễn phí diễn đàn QH đem trưng ra để loè các ĐBQH và bàn dân thiên hạ, đúng thế không, thưa ông nghị Phước khả kính? Đoán đúng nên chỉ qua vài thao tác tra cứu tôi biết tỏng ông lỏm cái ý quý báu ấy ở đâu rồi.

Này nhé: Ông muốn phát biểu gì đó về luật biểu tình nên vào Google tìm hiểu xem sao. Đúng thôi, ông là thạc sĩ biết vào vi tính biết gõ Google, trước khi nói gì viết gì mà làm thế là chí lý. Vậy là ông gõ từ khoá “Biểu tình”, rồi là ông tìm được giải thích từ trang Wikipedia (Bách khoa toàn thư mở)! Đây nha, mời ông cùng tôi (tất nhiên và bạn đọc) xem rõ “văn chứng” “vật chứng” (xem thì biết tôi chụp từ trang màn hình ra đấy):

Tiện ích upload ảnh miễn phí, không cần đăng ký! | up.anhso.net 
Trưng ra nguyên bản trên đây rồi thì cái bản sao loè bịp của ông Hoàng Hữu Phước chẳng còn tí lấp lánh nào nữa! (Nói loè bịp là vì ông lấy kiến thức của nó mà giấu biệt không nói rõ là cóp nhặt từ Google). Ông chỉ lấy vài ý chính thôi chứ không phải lấy cả, vì thế phải phân tích thật kỹ để biết cho rõ cái công phu chế chẩm của ông Phước ở chỗ nào:

Đối chiếu văn của Phước với văn của Wikipedia chúng ta có thể thấy rất rõ ông từ Phước kiếm được danh tính vị anh hùng anh dân tộc Ấn Độ để nói về chuyện biểu tình. Có điều là ông nói xưng xưng về niên đại “cuộc biểu tình đầu tiên trong lịch sử loài người năm 1913 do Ganhi tổ chức nhằm phản đối vương quốc Đại Anh và Bắc Ái Nhĩ Lan áp bức nhân dân dân Ấn Độ” thì không biết ông căn cứ vào đâu? Tất nhiên Gandhi sinh 1869 mất 1948 thì không có gì lạ là năm 1913 nằm trong trục niên biểu của ông thánh bất bạo động ấy. Nhưng tại đây xin nói rõ để ông Phước biết: đối với những vấn đề thiếu tài liệu, người soạn Wikipedia có kinh nghiêm hơn ông, họ chỉ viết khá nhạt: “Khái niệm này được phát triển bởiMahatma Gandhi”, còn ông Phước thì dứt khoát chế biến gọn gàng thành “do Gandhi tổ chức nhằm…” Sự học nó thường thể hiện ra ở những chỗ như thế đấy ông Phước a. Trên đời vẫn có chuyện cái anh vu vơ thì bao giờ cũng ăn nói xác tạc hơn anh thực chất: có thể đúc kết đó là một quy luật để giám định thật giả đấy thưa ông nghị khả kính ạ. Wikipedia viết “ được phát triển bởi…” kín kẽ hơn rất nhiều - vừa đúng sự thật, nghĩa là không có tư liệu thật cụ thể, mà sự việc thì cũng chỉ nói là “phát triển bởi..”. Ý nghĩa của cụm từ “được phát triển bởi …” ra sao thì ông hiểu chứ? Chẳng lẽ ngày nay đài báo đưa tin: giống lúa này  được phát triển bởi trường ĐH A, dịch vụ kia được phát triển bởi Cty B, thì có nghĩa là từ khai thiên lập địa chưa hề có giống lúa nọ, chưa hề có dịch vụ kia hay sao? 

Tôi tìm không thấy bài của ông trên trang web của QH nên đoạn quan trọng này tôi phải chụp từ trang mạng Vietnamnet ra, có gạch dưới màu tím thật rõ đề phòng có ai cho là tội bịa ra đổ vu cho ông. (Do màn hình không đủ chỗ nên chỉ chụp đựoc cái tay đang cầm cái bài phát biểu chứ không lấy được cả bức chân dung khả kính của ông, mong thông cảm)

Ông theo nguồn Wikipedia nhưng người ta nói cái khái niệm biểu tình đựoc phát triển bởi Gandhi thì ông băm bổ nói cuộc biểu tình đầu tiên trong lịch sử loài người là cuộc biểu tình do Gandhi tổ chức. Ông bịa đặt nói hoàn toàn sai sự thực để bất kính lừa đối Quốc Hội, ông trả lời sao về vụ này? (việc ông đồng ý hay không đồng ý soạn luật biểu tình là chuyện khác, ấy là quyền của ông, ở đây tôi không bàn đến)

Ông đã bịa tạc ra rằng cuộc biểu tình đầu tiên trong lịch sử loài người do Gandhi tổ chức cho nên rất cần một niên đại (năm nào ?). Thế là cái niên đại 1913 được ông “ghép” luôn vào cho thật “hoàn chỉnh”!! 

Cái niên đại 1913 dở dương này do ông bịa ra, dù sao cũng vẫn phải cố dò  “cho đến ngọn nguồn lạch sông”, cụ Nguyễn Du xưa bảo thế mà. Vâng, xin tìm tiếp vậy. Có khó gì đâu, gõ từ khoá tên vị anh hùng dân tộc của Ấn Độ là ra ngay thôi:

Vẫn là một trích ảnh Wikipedia từ khoá Mahatma Gandhi (bài dài, chỉ trích một đoạn):

Tiện ích upload ảnh miễn phí, không cần đăng ký! | up.anhso.net

So nguồn ở “văn chứng” này với đoạn văn nổi danh ngược của ông thì thấy có chênh lệch chút ít về niên đại. Theo Wikipedia, Mahatma Gandhi (Mahātmā Gāndhī ,1869-1948): Gandhi  vào Đại học London (College London) năm 19 tuổi, tốt nghiệp trở về Ấn Độ. Tiếp sau là thời kỳ Gandhi làm cho Công ty Ấn Độ (1893) có chi nhánh ở Nam Phi. Người ta gọi giai đoạn này là thời kỳ Gandhi đấu tranh chống chủ nghĩa phân biệt chủng tộc Nam Phi. Wikipedia viết: “Năm 1906 ….Tại một cuộc biểu tình lớn được tổ chức ở Johannesburg vào tháng 9 ngay trong năm đó [1906] Gandhi bắt đầu áp dụng nguyên tắc Chấp trì chân lý và đấu tranh bất bạo lực…”. Nguồn của ông Phước chính là ở cái niên đại 1906 này đấy, nhưng ông không cop nguyên (tránh lộ, bất ổn), mà cải biên tí chút: ông không kéo lên xa mà kéo gần lại khoảng 6-7 năm, dứt điểm vào 1913! Xong nhé, thật hoàn chỉnh cả một “học thuyết về biểu tình” vang động không kém bom hạt nhân!! 

Trên đây là chi tiết việc ông Hoàng Hữu Phước đã chế biến nguồn tư liệu về lịch sử biểu tình từ nguồn lỏm ở Wikipedia như thế nào để thành khám phá khảo cứu của mình mà giấu biệt không chút hé lộ về xuất xứ tài liệu tra cứu tham khảo để đánh lừa QH.

Hãy tạm tiểu kết: người ta nói khái niệm biểu tình “được phát triển bới Gandhi”, chứ không nói về sự việc biểu tình hoặc cuộc biểu tình thì ông nghị Phước bảo là “cuộc biểu tình do Gandhi tổ chức”; người ta  không nói “đầu tiên của loài người” hoặc xếp thứ là lần bao nhiêu ( mà không thể xếp được, vì Wiki chỉ bàn về khái niệm chứ có nói lịch sử các cuộc biểu tình đâu mà xếp thứ hả?) và niên đại là 1906, thì ông nghị Phước bất chấp lịch sử thẳng thừng băm bổ khẳng định luôn đó là cuộc biểu bình đầu tiên của loài người do Gandhi tổ chức năm 1913” .

Tiếp đây ta sẽ không quan tâm đến nguồn của ông Phước nữa, mà phân tích tìm hiểu để xác định xem nội dung lịch sử biểu tình như ông Phước nói có đúng không?

Vấn đề này xin thưa cùng quý vị đại biểu QH và các bạn đọc là khá hiếm tài liệu. Tra trên Wikipedia chỉ có định nghĩa khái niệm biểu tình và mấy trang viết tiểu sử Gandhi (như đã dẫn), ngoài ra phần nhiều là các tiêu mục viết về các cuộc biểu tình ở Hà Nội phản đối Trung Quốc gây hấn tại Biển Đông mùa hè vừa qua mà thôi.

Không dễ, nhưng phải đi đến cùng để xem chất lượng phát biểu của ông Hoàng Hữu Phước thế nào?

Đối với ý kiến của ông Phước, không biết ĐB Dương Trung Quốc có bất ngờ không, nhưng ngay tại hội trường mà ông Quốc đã đốp ngay cho ông Phước như thế là đích đáng. Mà đích đáng nhất là ông Dương Trung Quốc đã mốc thời gian ngày lễ Lao động quốc tế 1 -5 là thành quả đấu tranh của các cuộc biểu tình của những người lao động ở Chicago. Nếu muốn tính năm sinh của biểu tình thì phải tính từ năm đó -tức là ngày 1-5-1886. Ông Quốc không có thời gian dừng lại để tính điểm với ông, nhưng chỉ một dẫn chứng đó cũng đã đủ để bác bỏ triệt để cái niên đại hoang đường 1913 mà ông Phước vơ váo chấp nhặt bịa tạc ra để lừa QH. 

Kính thưa các vị ĐBQH, người không phải thánh sống, ai cũng có lúc bị nhầm điều này điều nọ. Nhưng đây QH đâu có yêu cầu ông nghị Phước làm nhà thông thái khảo cứu niên đại và lịch sử ra đời của các cuộc biểu tình đâu? Nếu QH có đặt hàng như vậy mà ông Phước vì khả năng hiểu biết quá hạn hẹp nên mói bị nhầm như vậy thì cũng có lý do để thông cảm. Đằng này ông tự ông khơi ra cái chủ đề lịch sử ấy cốt để chứng minh biểu tình và quyền biểu tình không phải là bản chất phổ quát vốn có của con người và xã hội loài người, cho nên chẳng những không cần phải thảo luận mà phải “loại bỏ ngay” ra khỏi chương trình lập pháp của QH nhiệm kỳ này (ai cũng hiểu ý ông Phước muốn chẳng cứ nhiệm kỳ này mà vĩnh viễn phải loại bỏ, người ta tưởng đâu như nghe lại giọng điệu của Hitler bên Đức hay Pinôchê bên Chi Lê hồi nào đang đòi loại bỏ cộng sản ra khỏi vòng pháp luật vậy!)

Có lẽ ông tưởng những người muốn có luật biểu tình nói biểu tình là một quyền tự do căn bản có nghĩa là hiểu biểu tình và quyền biểu tình vốn có từ thời Hồng hoang xa xưa. Vì thế ông mới “huỵch toẹt” nêu ra cái niên đại 1913 ấy để QH cũng như  đồng bào cả nước biết cái chuyện “biểu tình” ấy là mới nẩy nòi ra gần đây thôi chứ chẳng phải khuôn vàng thước ngọc gì đâu mà phải theo mẫu mực nước nọ nước kia mà soạn luật. 

Bản thân cái việc ông muốn tính tuổi đời của biểu tình theo hệ quy chiếu của nhân loại học đã cho thấy ở ông một định lượng hiểu biết chưa tới tầm kiến thức phổ thông. Học sinh PTCS tôi không rõ lắm, nhưng THPT thì các cháu đã học lướt qua hầu hết các thành tựu của nền văn minh nhân loại. Từ thủa loài người còn ăn lông ở lỗ thì làm gì có biểu tình, mà có ai cai trị mình như chính phủ đâu mà phải đi biểu tình để mà “chống chính phủ” như ông rao giảng? Dưới chế độ nô lệ thì người nô lệ được đếm bán cùng lúc với gia súc, đào đâu ra quyền tự do biểu tình? Nặng nề và đáng nói nhất là dưới chế độ phong kiến thời trung cổ. Thời kỳ này văn minh vật chất và văn hoá tinh thần của nhân loại từ Đông sang Tây nói chung đã phát triển khá, không ít nước đã có pháp luật. Nhưng đây là “pháp luật” của kẻ thống trị bất hợp pháp. Cho đến khi sụp đổ chế độ này vẫn bất di bất dịch duy trì tín điều “vua là con Trời (hoặc chúa Trời), thay mặt Vua Cha để cai trị dân chúng”, quyền lực của vua là tối thượng, “vua bảo chết thì bề tôi phải chết”. Đó là đặc điểm chung nhất của tất cả các chế độ quân chủ thời trung cổ. Đã nói quân chủ thì làm gì có dân chủ nữa! Có khi ta khai thác các khía cạnh có ý nghĩa tích cực nào đó để đề cao các yếu tố thân dân, quý dân thì đó cũng chỉ là những “yếu tố” mà thôi. Xã hội thời trung cổ một màu tối đen khắp thế giới. Ngay cả nhièu nước châu Âu đã qua thời kỳ Phục hưng và đầu thế kỷ Ánh sáng (thk. XVIII) đã xuất hiện nhiều nhà triết học, khoa học, văn học vĩ đại, vì con người và làm rạng danh con người, nhưng về xã hội vẫn chưa bước qua được một thể chế nào khác chế độ quân chủ chuyên chế. Phải đến cách mạng Mỹ thành công, nhà nước Hợp chúng quốc Hoa Kỳ [nước mà ông nghị vẫn gọi nhầm là Hợp chng quốc ấy đấy] ra đời ( 4-7-1776). Đó là nhà nước theo thể chế cộng hoà (tức mọi người bình đẳng) dân chủ (tức dân làm chủ, không có vua) đầu tiên trên thế giới. Cuộc cách mạng đó của người Hoa Kỳ là một cột mốc lớn của nhân loại, mở ra cả một thời kỳ mới của văn minh nhân loại (chính cái từ “văn minh” mà hồi đầu thế kỷ XX người Việt Nam mình hay dùng là với nghĩa ấy: Do nhiều nước Âu - Mỹ đã đạt được chế độ dân chủ cho nên người mình gọi họ là những nước văn minh, nước nào còn vua quan tức là chưa có dân chủ cũng tức là còn lạc hậu, chưa văn minh). Văn minh Âu - Mỹ có ảnh hưởng nhân quả qua lại với nhau, sau Cách mạng Mỹ tiếp đến một mốc lịch sử khác cũng rất vĩ đại là Cách mạng Pháp 1789 lật đổ chế độ thống trị của dòng họ Bourbon. Nếu Cách mạng Mỹ chưa có đối kháng về thể chế, khai sáng lập ra nhà nước dân chủ không vua, thì Cách mạng Pháp lại là một tấm gương khác: lần đầu tiên trong lịch sử nhân loại có một nước mà người dân vùng lên lật đổ chế độ phong kiến tồn tại bao đời để giành lấy quyền tự do dân chủ. Ý nghĩa xã hội của hai cuộc cách mạng này rất to lớn, ảnh hưởng rộng khắp đến tiến trình phát triển của nhân loại. Chính vì thế Tuyên ngôn độc lập nước ta do Chủ tịch Hồ Chí Minh soạn thảo mở đầu đã trích dẫn ngay cả hai bản Tuyên ngôn độc lập của Hoa Kỳ  (1776) và Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Cách mạng Pháp (1791): (trích):

“Hỡi đồng bào cả nước,

"Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc".

Lời bất hủ ấy ở trong bản Tuyên ngôn độc lập năm 1776 của nước Mỹ. Suy rộng ra, câu ấy có ý nghĩa là: tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng; dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do.

Bản Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của Cách mạng Pháp năm 1791 cũng nói: "Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi, và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi". 

Đó là những lẽ phải không ai chối cãi được.” (Báo điện tử ĐCSVN)
id=30196&cn_id=119997

Ông Phước có vẻ dè bĩu cái mà ông gọi là “khuôn vàng thuớc ngọc”, lấy làm quái lạ tại sao lại phải dùng nó “để đo chiều cao, chiều rộng, chiều sâu của cái gọi là tự do dân chủ”(sic: đã chiều cao, lại chiếu sâu!). Nhưng ông Phước ạ, chính Chủ tịch Hồ Chí Minh nói trích dẫn từ các cái “khuôn vàng thước ngọc” ấy đấy! “  Đó là những lẽ phải không ai chối cãi được ”, cũng tức là khuôn vàng thước ngọc của xã hội văn minh tiến bộ ngày nay đấy. Không biết ông Phước và mấy vị đồng ý với ông có “chối cãi” được cái chân lý phổ quát đó không? 

Không muốn nói điều gì làm mếch lòng ông, nhưng với những phát biểu của ông tại hội trường  QH tôi thực không dám tin đó là những lời ý có đủ sự tôn kính của ông đối với các vị ĐBQH và cả đối với các đồng bào của ông nữa.

Bây giờ quay lại vấn đề đã nêu ở trên:

Về cái mốc Gandhi 1906 (mà ông chế thành 1913), ĐB Dương Trung Quốc phản hồi ngay cho ông mốc 1-5-1886 là đích đáng rồi ( vì chúng ta không có cứ liệu nào sớm hơn nữa). Nhưng dù sao thì đó là lịch sử bên Ấn, bên Mỹ !

Thế còn Việt Nam ta thì sao? Bài đáp của ông Dương Trung Quốc chỉ đủ thời gian nêu mấy cuộc biểu tình chống chính quyền Sài Gòn trước 1975 hoặc nói lướt qua tình hình ở Thái Bình đầu thời đổi mới. 

Tôi là người dân, giờ đây phải quay lại với cái chuyện lịch sử biểu tình ở Việt Nam để xem nó đã từng có chưa, hay chỉ mới có vài tháng nay từ ngày có các cuộc biểu tình mà ông gọi “các cuộc tập hợp đông người” “để chống đưòng luỡi bò”? 

Vấn đề này khó đây, lý do vì các lãnh đạo nước mình hình như trước nay có ý ngại từ biểu tình, cho là nó có tính nhạy cảm, gợi lện chuyện gì không hay. Vì thế sách báo, truyền thông của ta gặp việc ấy – như ông đấy - cứ nói tránh ra là “các cuộc tụ tập” lại thêm hai chữ “tự phát” nữa để tỏ rõ là lãnh đạo không bảo làm thế. (lãnh đạo bảo làm gì thì làm thế thôi) Không phải mới đây mà từ lâu nay vẫn thế. Bởi vậy một bộ sách như Bách khoa thư VN có rất nhiều từ ghép của “biểu”, như Biểu bì, Biểu chất, Biểu diễn, Biểu diễn chính xác (của đa thức), Biểu diễn tham sô, Biểu diễn tri thức, Biểu định hướng giá trị, Biểu đồ, Biểu đồ bao v.v…cho đến Biểu tượng, Biểu tượng Ôlimpic, tất cả 40 mục, nhưng mục  “Biểu tình” thì không có! (các nhà soạn BKTVN cũng nhạy cảm phết !)

Nghĩ tiếp, phải tìm trong các sách về lịch sử VN. Giai đoạn từ 1930 thì có nhiều từ Biểu tình (các cuộc biểu tình trong phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh v.v…), nhưng không thuyết phục lắm bởi vì đối với ông Phước cần có niên đại xưa hơn 1913 kia!

Nghĩ ra rồi, phải tìm ngay trong tác phẩm của Chủ tịch Hồ Chí Minh may ra mới có! 

Nhớ ra dạo trước có người bạn đã tặng cho chiếc đĩa CD Hồ Chí Minh toàn tập, nhưng lâu ngày đĩa không dùng được. Thế mới gay! Sách in thì mình không có, mà nếu có lò mò đọc từng trang biết đời nào cho xong? Nhưng lại may quá: tra ngay trên mạng được. Mừng quá, đây rồi: Trang mạng Báo điện tử của ĐCSVN có đủ toàn bộ 12 tập các tác phẩm của vị lãnh tụ tối cao của nước ta đây rồi.

Bèn mở máy, bèn tra ngay với từ khoá “Biểu tình”. Mừng không thể tưởng được, ngay vài thao tác đã tìm được đúng phóc những tư liệu cần có để …..hoá giải quả đấm thép của ông Hoàng Hữu Phước! Không gì thay thế được bởi ông Phước tuy phát biểu không căn cứ vào đâu, nhưng đáp ông mà không có tư liệu loại kim cương thì không chịu nổi với thép! Nhân việc tra cứu này bỗng nẩy ra ý nghĩ về một đề tài có thể lấy tên là  “Chủ tịch Hồ Chí Minh bàn về biểu tình”, hẳn là một đề tài rất hay và có ý nghĩa mà đến nay chưa thấy ai làm. Nhưng mình không có chuyên môn về ngành chính trị học nên không có điều kiện mở rộng đề tài này. Tuy vậy để công một buổi tối cũng tạm đủ tư liệu có xuất xứ từ Tập 1 đến T.6 trên tổng số 12 tập của bộ Toàn tập tác phẩm của Chủ tịch Hồ Chí Minh. 

Tổng số tư liệu được với từ khoá “Biểu tình” là gần 30 đơn vị, tất cả đều đã được miêu tả các yếu tố xuất xứ, đặt riêng ra một phần Phụ lục đề là Chủ Tịch Hồ Chí Minh nói về biểu tình ( mục đích để sử dụng cho bài viết mà quý vị đang xem đây, nhưng vị nào thấy cần có thể tham khảo sử dụng.

Bây giờ đã đến lúc cần đưa những tư liệu đã tra cứu được ấy ra trình để ông Phước và mọi người cùng biết.

Trước hết phải trình ngay một cụm 4 tư liệu nói về phong trào chống thuế ở các tỉnh Trung Kỳ năm 1908:

Tư liệu số 1:

“Buộc phải bị kiềm chế bởi sức mạnh, nhân dân An Nam, mà lịch sử chân chính đã khởi đầu từ hơn 3000 năm, từng lúc từng lúc như có những đợt cồn cào chống đối, biểu hiện bằng những mưu toan nổi dậy rộng khắp, hoặc bằng hành động của những con người tuyệt vọng, như những cuộc biểu tình ôn hoà năm 1908 (xem Bulletin officiel de la Ligue des Droits de l' Homme, ngày 31-10-1912), và như những vụ nổ bom gần đây ở Nam Kỳ và ở Bắc Kỳ. “ (Vấn đề dân bản xứHCM Toàn tập, T.1, tr.9)

Đây là lời Cụ Hồ nói về những cuộc biểu tình ôn hoà khởi lên từ Quảng Nam, Quảng Ngãi, sau lan ra Hà Tĩnh, Nghệ An năm 1908. Tư liệu này thỏa mãn 2 yêu cầu: sự việc (biểu tình ôn hoà), và niên đại (1907 - 1908) - chứ không phải đâu xa bên Ấn Độ năm 1906 (được ông Phước kéo lên năm 1913). Sự kiện này sách báo viết nhiều, mà học sinh THPT đều có học. Cụ Hồ bảo: “Dân ta phải biết sử ta”, ông nghị Phước có bằng cử nhân Anh văn, bằng Thạc sĩ quản trị kinh doanh sao ông không biết? Đã thế ông còn nghĩ rằng cả QH và bàn dân thiên hạ đều như chỗ không người nên mới đưa sự kiện biểu tình ở Ấn Độ “năm 1913” ra loè QH. Thế có phải là tôn kính QH một cách đúng mức hay không?

Tư liệu số 8:
 ¡ “Bất lực không đánh nổi ông Đề Thám, không sao giết được ông bằng thuốc độc cũng không trừ được ông bằng cốt mìn, người ta bèn đào mả cha mẹ ông, đem hài cốt vứt xuống sông.
Sau những cuộc biểu tình ở miền Nam Trung Kỳ, nhiều nhà văn thân đã bị xử tử và bị đầy biệt xứ. Trong số đó có ông Nghè Trần Quý Cáp, một nhà nho thanh cao ai cũng mến phục. Ông Cáp bị bắt trong khi còn dạy học; không xét hỏi gì cả, người ta đem chém ông hai mươi bốn giờ sau khi bị bắt. Chính phủ giết chết ông chưa đủ, còn hành hạ mãi, không chịu giao trả thi hài ông cho gia đình.”
(Những thảm hoạ của nền văn minh. HCM Toàn tập, T.1, tr.353)

Hồ Chí Minh tiếp tục nói về những cuộc biểu tình trong phong trào chống thuế 1907-1908 ở Nam Ngãi. Đoạn văn trích này ca ngợi nhà nho Trần Quý Cáp một trong nững lãnh tụ xuất sắc của phong trào bị Pháp bắt, hành quyết ngay (15-8-1908). Chỉ một tư liệu đã dẫn đó thôi đã đạt mức cần và đủ để bác bỏ cái niên đại 1913 và luận thuyêt vu vơ của ông nghị Phước. Nhưng có đến mấy tư liệu nữa cũng dẫn luôn cho sự kiện được Chủ tịch Hồ Chí Minh nói đến càng thêm nổi bật. Wikipedia nhiều mục biên soạn công phu, ít sai sót, nhưng cũng không ít mục sơ lược thậm chí sai lầm, mục “Biểu tình” của Wiki thuộc số ấy. Người soạn mục ấy của Wiki chộp mấy nét về Gandhi rồi viết ra vậy. Cứ so với hai tư liệu của Hồ Chí Minh vừa dẫn trên đủ thấy kiến thức về “biểu tình” mà ông Phước hấp thu được từ Wikipedia thật sơ sài thảm hại. Mà “Dân ta phải biết sử ta”, không rõ ông nghị Phước có biết “sử ta” không nhỉ? Nếu nói có biết, sao trong bài ông không trích ra, vừa hoành tráng vừa đậm đà tính chất dân tộc?

Tư liệu số 10:
¡ “Sau những cuộc biểu tình năm 1907 mà tôi đã có dịp nói đến, Chính phủ cho lính tập về phá phách các trường học và bắt bớ giáo viên. Các ông giáo bị bắt, bị ngược đãi hành hạ, tay trói giật cánh khuỷu và bị dẫn từng xâu lên tỉnh lỵ; đầu trần, chân không, nhịn đói, nhịn khát, họ bị đánh đập như trâu ngựa, rồi bị kết án khổ sai. Còn trường học thì bọn sĩ quan Pháp dùng làm chuồng ngựa.
(Chính sách ngu dânHCM Toàn tập, T.1 tr.402)

Cụ Hồ lại nói về phong trào chống thuế ở Trung Kỳ năm 1908 nữa (ở đây Cụ có thể  viết 1907-1908). Phong trào này đúng ra khởi phát quy mô hẹp từ cuối 1907. Khi phong trào mới phát, thực dân Pháp quy ngay cho các sĩ phu xúi giục cầm đầu. Nam Ngãi chúng quy cho nhóm Trần Quý Cáp, Nguyễn Hàm, Phan Chu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng; nhóm Nghệ Tĩnh chúng vu cho Ngô Đức Kế, Đặng Nguyên Cẩn, Đặng Văn Bá, Lê Văn Huân. Cụ Huỳnh Thúc Kháng viết: “Nhân sĩ trong thời quá độ tù đày ra Côn Đảo, cụ Tây Hồ đứng đầu sổ, mà thân hào trong nước mang cái chức tù vào nhà ngục thì cụ Tập Xuyên lại là người thứ nhứt, vì lúc cụ Tập Xuyên vào nhà ngục, cụ Tây Hồ còn đang ở Hà Nội” (Huỳnh Thúc Kháng, Thi tù tùng thoại.Nam Cường, Sài Gòn, 1952. tr.12) Tập Xuyên là cụ nghè Ngô Đức Kế, ông nội của bút giả. Hồi ấy cụ đang làm Triêu Dương thương quán ở Vinh, thường ra Hà Nội cộng tác với nhóm Đông Kinh nghĩa thục, bị chúng ngoặc luôn vào vụ chống thuế mà lại là người bị bắt đầu tiên (7-1907). 

Rất đậm đặc, lại còn một tư liệu thứ tư nữa:
Tư liệu số 14
¡“Năm 1908, nhân dân miền Trung không chịu nổi sưu cao thuế nặng và bao nhiêu sự hà lạm áp bức, đã phải biểu tình. Các cuộc biểu tình ấy mặc dù diễn ra hết sức ôn hoà, nhưng đều bị đàn áp thẳng tay. Hàng trăm đầu rơi, vô số người bị đi đầy.
Bản án chế độ thực dân Pháp. Ký tên: Nguyễn Ái Quốc. Chuong 8, Công lý, HCM Toàn tập, T.2, tr.96)

Cùng một sự kiện phong trào biểu tình chống thuế năm 1907-1908 mấy tỉnh Trung Kỳ được lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc nói đến ba bốn lần trong các tác phẩm của mình, đủ biết tầm vóc lịch sử của nó. 

Những cuộc biểu tình mà vì nó “hàng trăm đầu rơi, vô số người bị đi đày” vẫn chưa đủ đưa vào trang “sử mồm” về biểu tình mà ông nghị Phược đọc trước QH hôm rồi hay sao?

Bằng ấy cứ liệu “kim cương”, sáng rỡ những câu văn của lãnh tụ viết về phong trào biểu tình chống thuế năm 1907-1908 ở Trung Kỳ, liệu đã đủ để hoá giải những lập luận vu vơ với cứ liệu 1913 đâu bên Ấn Độ mà ông Phước bốc lên coi là “cuộc biểu tình đầu tiên trong lịch sử loài người” hay chưa? Hãy so sánh với những lời vàng ngọc trích từ tác phẩm của vị lãnh tụ vĩ đại của Việt Nam mình đây, liệu những điều ông Phước viết ra trong bài luận ấy có phải là chân thuyết (thuyết chân chính) hay tà thuyết (thuyết tà vạy)? Cái ấy phải do ông nghị Phước tự đánh giá, hoặc đợi công luận “đèn dân” soi xét (Xưa thì nói “đèn trời” soi xét. Mình không biết “đèn trời” ra sao, mà chẳng hay nó có còn, hay bị tham nhũng đánh cắp, bị cho thuê dài hạn như đất rừng đất mỏ rồi, cho nên chỉ dám nói “đèn dân” thôi – xem ra nói thế lại hợp với thời đại văn minh dân chủ hơn đấy)

Số tư liệu “Chủ tịch Hồ Chí Minh nói về biểu tình” mà tôi đã trích ra đó còn có thể dùng làm “chiếu yêu kính” để xem xét vài ba ngôn luận khác nữa của ông nghị Phước. Bài viết đã dài rồi, không phân tích hết được, dù sao cũng cần so sánh vài ý nữa để biết thêm chất lượng phát biểu của ông nghị Phước ra sao. 

Chẳng hạn về cái ý ông Phước bảo “Biểu tình, tức là Demonstration (không có dấu phẩy, sic!) luôn để chống Chính phủ nước mình hay một chủ trương của Chính phủ nước mình [...]” Nghe có vẻ ngôn từ của một nhà đại lập pháp lắm, nhưng cái tư duy lập pháp của ông ở đây lại “phân lập”  ra “Chính phủ nước mình” với “Chính phủ nước khác”, thật là chuyện đại khôi hài! Xem ra vì động não tâng công đối phó với các vụ biểu tình phản đối Chính phủ của cái nước vẽ đường lưỡi bò nên ông Phước mới nặn ra một cách phạm trù hoá kỳ quặc: đối với “Chính Phủ nước mình”, đối với “Chính phủ nước khác”!! Ông cứ photo cái câu trứ danh ấy gửi đến bất cứ nhà lập pháp nào trên thế giới để xem họ bênh cho ông thế nào.

Văn kiện này của Chủ tịch Hồ Chí Minh cần trích ra sau đây để “chiếu yêu” vào cái quy kết vu vơ của ông:

Ngày 22-9-1945 là ngày tết Trung thu đầu tiên của thiếu nhi nước ta sau ngày độc lập. Nhân dịp này, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gửi thư cho các cháu thiếu nhi toàn quốc:
(trích)

Tư liệu số 19:
“Các em,
Đây là Hồ Chí Minh nói chuyện với các em. Hôm nay các em vui chơi, vui chơi một cách có đoàn kết, có tổ chức. Như thế là tốt lắm. Hôm nay Tết Trung thu là của các em. Mà cũng là một cuộc biểu tìnhcủa các em để tỏ lòng yêu nước và để ủng hộ nền độc lập. 
Các em phải ngoan, ở nhà phải nghe lời bố mẹ, đi học phải siêng năng; đối với bầu bạn phải yêu kính. Các em phải thương yêu nước ta. Mong các em mai sau lớn lên thành những người dân xứng đáng với nước độc lập tự do. […]
Hồ CHí MINH
(Thư gửi thiếu nhi Việt Nam đêm Trung thu đầu tiên của nước VNDCCH. Báo Cứu quốc, số 49, ngày 22-9-1945. HCM Toàn tập, T.4 tr.33) N.Đ.T gạch dưới.

Từng đoàn trẻ em đầu đội mũ calô nâu, trắng, đánh vang trống ếch, miệng hô to: “Việt Nam độc lập muôn năm!”, “Hồ Chủ tịch muôn năm!”. Cụ Hồ bảo đó là  “cuộc biểu tình của các em để tỏ lòng yêu nước và ủng hộ nền độc lập”. Ủng hộ đấy chứ, có chống chính phủ gì đâu?

Thế mà ông nghị Phước của QH nước CHXHCNVN lại khái quát chung đặc tính của của các cuộc biểu tình là “luôn để chống Chính phủ nước mình hay một chủ trương của Chính phủ nước mình” hay sao? 

Ông chống ai trong cấu viết đó hay chính ông chống lại câu văn và tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh? 

Ông sinh sau chắc ông không biết nên ông phủ nhận lịch sử, bởi theo ông thì bản chất các cuộc biểu tình là chống chính phủ, đã thế thì làm gì có chuyện các em thiếu nhi đi biểu tình để tỏ lòng yêu nước và ủng hộ nền độc lập? Tôi chính là một trong bao triệu thiếu nhi được đón trung thu độc lập đầu tiên ấy đấy. Tôi biết chắc chắn sự việc này và sẵn sàng đến bất cứ toà án trong nước hay quốc tế nào để đối chất với ông trong hai câu viết đó thì ông nghị Phước đúng hay Chủ tịch Hồ Chí Minh đã quá cố đúng? ( Có xuất xứ rõ ràng, kính mời kiểm tra xác minh văn bản)

Không biết có ông nghị nào trong QH chịu khó “hạ cố” kiểm tra xác minh hai đoạn văn trích này, nếu không phải để “bênh” cho bút giả thì cũng để bảo vệ cho sự đúng đắn của một tác phẩm của Chủ tịch Hồ Chí Minh ? Còn đối với ông nghị Phước kiêm đại doanh gia, đại lý luận gia đã táo gan dám đúc kết lịch sử và bản chất các cuộc biểu tình là phản động, “chống chính phủ” thì thiết tưởng không còn gì để nói nữa, còn như cái danh của ông có biến thành gì danh không thì không nói cũng biết rồi!

Đúc kết lịch sử biểu tình, khái quát bản chất của các cuộc biểu tình mà không nói gì đến hàng ngàn hàng vạn các cuộc biểu tình của hàng triệu và hàng triệu quần chúng nhân dân đủ mọi tầng lớp đã đưa đến nền độc lập và thắng lợi của cách mạng VN trong cả thế kỷ XX vừa qua. Không riêng phong trào biểu tình chống thuế năm 1907- 1908 để lại dấu ấn rất sâu đậm trong tác phẩm Chủ tịch Hồ Chí Minh (như đã dẫn) bị ông nghị Phước bỏ qua, mà là tất cả các cuộc biểu tình ở nước ta trong quá khứ đều bị ông bị lờ tịt, coi như không biết tới! Ông tuy quê Nam Định, nhưng ông đã được nhân dân quận Vũng Tàu bầu lên thì chí ít nói đến biểu tình ông ông cũng phải biết đến phong trào của sinh viên, của các giáo chức, nhà báo ở Sài Gòn và đô thị miền Nam trước 1975 đòi hoà bình,chống chính quyền Sài Gòn tham nhũng, đàn áp nhân dân. Vì không có khả năng trình độ để lý giải tại sao lại có sự khác nhau như vậy của biểu tình ở các thời kỳ lịch sử khác nhau, cho nên ông hầm bà lằng bỏ chung cả vào một rọ và gán cho cái mác bản chất là “phản  động”, “chống chính phủ”. Nghe nói ông là doanh nhân, tự ứng cử, đó là chuyện bình thường, hợp hiến. Nhưng điều đó cũng có nghĩa ông vốn không phải trong các cơ quan thuộc hệ thống chính trị của Đảng, nhờ được nhân dân nơi ông ứng cử ủng hộ mới được vào QH. Đó là vì họ mong ông vào nghị viện sẽ góp cho QH một tiếng nói thể hiện được tinh thần của thời đại mới hướng đến văn minh dân chủ. Đối với các cuộc HS, SV ở TP HCM mùa hè vừa qua biểu tình chống Trung Quốc gây hấn ở biển Đông (mà ông gọi là “chống đường lưỡi bò”, cũng tạm được), đúng lẽ ra, ông là ông nghị của TP HCM - rất đúng chức trách – ông cần thiện chí tiếp cận với họ, tìm hiểu xem tâm tư thật sự của họ ra sao, để một mặt nếu thấy tâm tình nguyện vọng của họ là chính đáng mà bức xúc chưa biết thượng đạt ra sao, hoặc có điều gì chưa hợp thể thức thì góp ý giúp đỡ cho họ để họ cách làm thích hợp. Thế mới đúng tư cách bản lĩnh của người lãnh đạo; một mặt khác cũng qua đó ông hiểu được tâm trạng của một bộ phận nhân dân để khi họp hành QH hay với các cơ quan lãnh đạo khác ông sẽ phản ánh lên cho các cấp hữu quan của đảng và chính phủ tham khảo xem xét, có khi qua đó chính ông có thể làm đựoc chiếc cầu nối giúp lãnh đạo nhà nước tiếp cận với yêu cầu nguyện vọng của người dân thì hẳn cử tri đã bầu ông lên rất lấy làm mãn nguyện. 

Đó căn cứ cương vị ông nghị của ông mà nói thế thôi, chứ đằng này, qua phát biểu của ông, ông nghị Phước ạ, chúng tôi lấy làm thất vọng lắm! Thay vì tất cả những gì đáng làm như tôi ví dụ trên đây, ông chọn một cách tiếp cận khác hẳn - có vẻ không được đàng hoàng cho lắm - bằng cách giả vờ “đi ngang qua” chỗ có người biểu tình. Đi ngang qua như thế kể như trà trộn vào để do thám, chứ làm sao mà tìm hiểu được tâm tình thực sự của họ? Ông không dám bịa hẳn ra chuyện nhân dân không đồng tình chửi bới những người “tụ tập đám đông” ấy, nhưng ông bịa ra một quang cảnh vì người biểu tình làm tắc nghẽn giao thông nên những người bị kẹt xe tức giận:

“lớn tiếng nguyền rủa, thoá mạ, văng tục đầy đe doạ những người đang tập hợp mà ta gọi là biểu tình ấy”

Ông nghị Phước ơi, ông còn có lương tâm nữa không đấy. Xin hỏi ông: cái quang cảnh ấy có thật hay do chính đầu óc ông dàn dựng ra? Sự giả dối thòi ngay ra trong lời nói của ông: Đã gọi là “tập hợp”, tức tụ tập nhau đứng cụm ở một nơi nào đó chứ có đi tuần hành đâu mà tràn xuống đường? Vả lại nếu có diễu hành thì họ đi rất có trật tự trên hè đường, thậm chí chỉ đi một bên vỉa hè thôi, vậy làm làm sao “những người đang tập hợp ấy” có thể gây tắc đường kẹt xe được?

Ông lại bịa ra rằng những người bị kẹt xe ấy chửi bới những người biểu tình. Nhiều khả năng do ông bịa ra vậy thôi, chứ tôi tin đến 99,999% ở Sài Gòn cũng như tại Hà Nội thôi, người dân qua đường nhìn đoàn biểu tình đầy thiện cảm, họ vì công việc, vì lo chính quyền có những người như ông vu oan cho người biểu tình, nên không tiện tham gia, chứ tuyệt nhiên không thấy ai khó chịu với đoàn biểu tình. Mà các đoàn biểu tình chỉ đi trên hè thôi chứ có chạm gì đến họ đâu mà dễ chịu hay khó chịu? Thế mà ông đã bịa ra, đã bịa ra mà lại dùng những từ ngữ rất nặng, đã : “nguyền rủa”, lại “thoá mạ”; đã “thoá mạ” lại “văng tục”?? (không hiểu mức độ khác nhau thế nào ở mấy động từ này?). Mức độ các câu chửi này ra sao chưa biết, nhưng tâm địa của ông Phước ra sao khi bịa đặt những điều này thì tôi chắc là mọi người xem qua đều biết tỏng!

Ông không dám vu cáo cho những người biểu tình “chống đường lưỡi bò” dẫn đến bạo loạn. Nhưng ông phải dàn bịa ra quang cảnh những người kẹt xe chửi bới người biểu tình như vậy để suy diễn rằng “sự giận dữ này” - hiểu là sự giận dữ của những người kẹt xe – “có thể sẽ biến thành gây hấn, bạo loạn, đánh nhau…” Nói tránh ra như thế.

Có thể đọc thấy ý đồ quỷ quyệt của ông khi ông cố tạo dựng khung cảnh để dùng cho được mấy chữ “biến thành bạo loạn” bởi mấy chữ đó là những từ thuộc loại “cực kỳ nhạy cảm” đối với các cơ quan an ninh bảo vệ chính trị của ĐCS và CPVN. Ông muốn dùng mấy chữ cực kỳ nhạy cảm đó kích động để thu hút sự chú ý đồng tình của các sĩ quan an ninh, quân đội hay cán bộ của các cơ quan chuyên trách Đảng trong Quốc hội. Ông là doanh nhân, nên chọn cách tiếp thị thương hiệu của mình một cách đàng hoàng, cần gì phải chọn chiêu thức ngậm những cục từ “cực kỳ nhạy cảm” như vậy để phun cho những người biểu tình yêu nước? 

Tiện đây xin nhắc cho ông Phước biết: ngay cả Trung tướng Nguyễn Đức Nhanh Giám đốc Công An Hà Nội là một trong vài người có trách nhiệm cao nhất về tình hình an ninh ở Hà Nội ông ấy hẳn am hiểu cụm từ cực kỳ nhạy cảm đó hơn ông nhiều, ông Phước ạ. Thế mà đối với các cuộc biểu tình chống Trung Quốc gây hấn biển Đông tướng Nhanh có quan điểm thực sự cầu thị nghiêm chỉnh chứ không phun người như ông đâu, ông Phước khả kính ạ. 

(Nhận xét của tướng Nhanh nói biểu tình chống Trung Quốc xâm lược là yêu nước các báo giấy báo mạng khoảng cuối tháng 8 vừa qua đều có đăng, không dẫn lại ở đây nữa).

Cùng một ý đồ như trên, ông không dám suy diễn những người biểu tình yêu nước làm ô danh đất nước, nhưng ông quỷ quyệt liên hệ những cuộc ấy với phong trào biểu tình “chiếm phố Wall” hình như vẫn đang diễn ra hiên nay ở nhiều nước trên thế giới. Ông vô ý thức đến nỗi táo tợn ghép chung những cuộc biểu tình ấy với tình trạng bẩn thỉu, mất vệ sinh, ẩu đả, trộm cắp, hiếp dâm xẩy ra tại các nơi xẩy ra biểu tình (thủ đoạn của ông cũng tựa như bịa chuyện người qua đường chửi bới người biểu tình ở SG đã dẫn trên) để cốt hạ bút mấy chữ coi những biểu tình ấy “làm ô danh nước Mỹ”. 

Thực ra không phải ông lo cho nước Mỹ bị làm ô danh đâu. Nước ấy mọi giá trị cao thấp đều có, xưa nay vẫn thế, nghe ông nói vậy hẳn họ chỉ phì cười, chứ có lo gì bị ô danh. Ở nước họ hạng doanh nhân làm chính trị xôi thịt như ông cũng có, nhưng chẳng ai quan tâm đâu. Xưa nay chỉ nghe ông thầy của Quốc Tế III nói: “Ở  đâu có áp bức ở đó có đấu tranh”, chứ có nghe ai bảo  “biểu tình làm ô danh” đất nước. Dù ông có nói thế người ta cũng vứt cái đáng “ô danh” chính là câu nói của ông chứ đất nước này hay đất nước khác cũng chẳng bị ô danh đâu ông nghị Phước ạ. 

Nói biểu tình dẫn đến bạo loạn là  ông cố gây chú ý với các ĐB có trách nhiệm về chính trị, về an ninh, ông chuyển sang về chuyên “ô danh” lại là muốn kích động để được sự đồng tình của các ĐB trí thức, bởi các trí thức thường hay bức xúc chuyện ô danh. (có thể ông bị nhầm một phần: những kẻ mua bằng TS, chạy chọt bao tỷ để có chức nọ chức kia thì họ chẳng quan tâm gì chuyện ô danh đâu ông ạ).

Phải nói rằng chính các ĐCS là vua tổ chức các cuộc biểu tình. Ông là nghị viên của QH Việt Nam do ĐCS VN lãnh đạo, chính là trùng trùng điệp các cuộc biểu tình  từ Bắc chí Nam trong Tháng Tám lịch sử đã dẫn đến thắng lợi của Cách mạng mùa thu 1945 lập ra Quốc Hội, qua 12 khoá để đến khoá này có chỗ cho ông vào ngồi, thế mà ông cả gan dám quy kết chung bản chất cho các cuộc biểu tình làm “ô danh đất nước”, thì xin lỗi ông, chính lời nói ấy của ông mới là “ô ngôn” không thể ngửi được! Và nói thật, ông cũng chẳng đáng được ngồi trong QH ấy nữa.

Ông Phước ạ, ông là ông nghị, người ta hỏi có nên soạn luật biểu tình không, thì ông có thể thẳng thắn trả lời không. Cần thuyết minh lý do thì ông cứ nói ý ông ra là đủ, cần gì phải chắp chỗ nọ chỗ kia đến nỗi phạm phải không biết bao sai lầm thảm hại như vậy? Kiến thức ông quá hạn hẹp như thế thì tốt nhất đừng tổng kết lịch sử, đừng đúc rút quy luật. Người dân mà biết ông coi QH như chỗ không người, coi người dân như chẳng ai có kiến thức hiểu biết, đắng đàn nói quy luật nói lịch sử mà sai lầm lung tung lại phun người như vậy, lần sau dù ông có chạy chọt xin bầu ở đâu nữa, dù người ta vẫn đi bầu nhưng sẽ bỏ lá phiếu của ông vào thùng gì chứ không phải thùng phiếu đâu. Vài ý kiến thế vậy.
21-11-2011
NGÔ ĐỨC THỌ

Phụ lục

Chủ tịch HỒ CHÍ MINH nói về biểu tình
Tư liệu trích từ Hồ Chí Minh toàn tập do Nxb. Chính trị Quốc gia xb., H., 2000. 

Bản điện tử của Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam
http://123.30.190.43:8080/tiengviet/tulieuvankien/4lanhtu/?topic=3&subtopic=91&leader_topic=9

Tư liệu do Ngô Đức Thọ trích dẫn. Trong tài liệu phụ lục xin được viết tắt  Hồ Chí Minh toàn tập là HCM Toàn tập
Các tư liệu trích được đánh số liên tục từ 1-29

Tiện ích upload ảnh miễn phí, không cần đăng ký! | up.anhso.net
Tiện ích upload ảnh miễn phí, không cần đăng ký! | up.anhso.net
Hồ Chí Minh toàn tập, T.1 (1919-1924)

1- “Buộc phải bị kiềm chế bởi sức mạnh, nhân dân An Nam, mà lịch sử chân chính đã khởi đầu từ hơn 3000 năm, từng lúc từng lúc như có những đợt cồn cào chống đối, biểu hiện bằng những mưu toan nổi dậy rộng khắp, hoặc bằng hành động của những con người tuyệt vọng, như những cuộc biểu tình ôn hoà năm 1908 (xem Bulletin officiel de la Ligue des Droits de l' Homme, ngày 31-10-1912), và như những vụ nổ bom gần đây ở Nam Kỳ và ở Bắc Kỳ. “ 
(Vấn đề dân bản xứHCM Toàn tập, T.1, tr.9)

2- “Cũng như tất cả các lực lượng công nhân ở châu Âu và châu Mỹ, phong trào công nhân Nhật Bản cũng vừa thức tỉnh. Mặc dù sự đàn áp của chính phủ, phong trào do Đảng Xã hội Nhật Bản lãnh đạo vẫn phát triển khá nhanh. Các đại hội đảng bị cấm ở các thành phố Nhật Bản, những cuộc đình công, những cuộc biểu tình của dân chúng vẫn nổ ra.”
(Phong trào cộng sản quốc tế. HCM Toàn tập,. T.1 tr.34)

3¡ “Tại sao trong khi chờ đợi đưa xuống tàu, người ta lại nhốt họ trong Trường trung học Sài Gòn, bên ngoài là lính cảnh vệ Pháp gác, lưỡi lê ở đầu súng, đạn đã lên nòng? Phải chăng những cuộc biểu tìnhđẫm máu ở Cao Miên, những cuộc nổi dậy ở Sài Gòn, Biên Hoà và ở nhiều địa phương khác là những cuộc biểu tình của "đám người" nôn nóng, muốn tòng quân "không do dự"? “ 
(Sự chăm sóc ân cần. HCM Toàn tập, T.1,tr.121)

4¡ “Một cuộc đình công của thợ dệt Nam Kinh đã ngăn cản được độc quyền tơ sợi của thành phố sợi vào tay một tập đoàn kinh doanh Nhật.

Cuối năm 1921, những người làm thuê cho chủ xe kéo nước ngoài, bao gồm 3.000 người tham gia nghiệp đoàn, đã đình công. Vì việc giảm lương được thực hiện do sáng kiến của các chủ người Pháp (900 xe kéo), nên những người đình công đói rách đã tổ chức một đoàn "ăn xin" tuần hành trong tô giới Pháp. Cảnh sát Pháp giải tán cuộc biểu tình và bắt giam những người lãnh đạo. Cần nhớ rằng: bọn chủ Pháp có toà án và nhà giam riêng để xét xử và giam giữ những người culi xe không thể trả nổi tiền thuế. Những người bị bắt giam bị đối xử tàn tệ và nhiều người đã chết” 

(Những người làm công tổ chức lại, chống bóc lột của chủ nghĩa tư bản.
HCM Toàn tập, T.1,tr.168)

5¡ “Thực ra, họ đang sợ cuống lên. Họ đã cho cảnh sát địa phương, đồng thời gọi cả cảnh sát ở các thành phố lân cận đến đóng ngay trong thành phố. Họ đã cho bắt tổng thư ký Liên đoàn lao động và một số lớn cán bộ cùng những người đi biểu tình để hòng làm yếu phong trào. Mưu toan của bọn chủ chẳng đạt kết quả gì, vì cuộc đình công vẫn được lãnh đạo kiên quyết như hôm mới đầu, và công nhân thì quyết tâm đấu tranh đến cùng. (Báo La Vie Ouvrière,ngày 25-1-1924)
(Phong trào công nhân ở Viễn đông. Ký tên: Nguyễn Ấi Quốc.
HCM Toàn tập, T.1, tr.234)

6 ¡ “Đầu năm 1921, một cuộc bãi công lớn của công nhân hàng hải đăng bạ nổ ra ở Braxin….

Vừa được tin xử, anh em công nhân cách mạng lập ngay một Uỷ ban bảo vệ. Một mặt, họ mướn nhiều trạng sư cãi cho bạn; mặt khác, họ tổ chức những cuộc biểu tình phản đối trong cả nước. Một chiến dịch vận động đấu tranh ủng hộ Hôxê được tiến hành mạnh mẽ suốt ba năm. Dư luận quần chúng công phẫn đến mức nhà chức trách phải mang vụ án ra xét lại.”
(Đoàn kết giai cấp. HCM Toàn tập, T.1, tr.266)

7 ¡ “49.000 người ra mặt trận ở Pháp, ở Xalôních và ở Xibêri. 20.000 người đã chết.

Cách "mộ lính tình nguyện" cưỡng bức ấy không phải đã làm được trôi chảy mà không gặp trở ngại gì. Khi có lệnh gọi tòng quân, số lính trù bị vắng mặt lên tới 30%, số đào ngũ 50%. Những cuộc biểu tình, nổi dậy, bạo động nổ ra ở hầu khắp các tỉnh. Đương nhiên là những cuộc đấu tranh ấy đều bị đàn áp không gớm tay. Tù đày, bắn giết, tàn sát, tất cả bộ máy đàn áp đều được huy động. Ai chống lại bị xử bắn ngay tại chỗ. Nạn nhân kể có đến hàng nghìn người.
(Những tội ác của chủ nghĩa quân phiệt. HCM Toàn tập, T.1, tr.347)

8 ¡ “Bất lực không đánh nổi ông Đề Thám, không sao giết được ông bằng thuốc độc cũng không trừ được ông bằng cốt mìn, người ta bèn đào mả cha mẹ ông, đem hài cốt vứt xuống sông.

Sau những cuộc biểu tình ở miền Nam Trung Kỳ, nhiều nhà văn thân đã bị xử tử và bị đầy biệt xứ. Trong số đó có ông Nghè Trần Quý Cáp, một nhà nho thanh cao ai cũng mến phục. ông Cáp bị bắt trong khi còn dạy học; không xét hỏi gì cả, người ta đem chém ông hai mươi bốn giờ sau khi bị bắt. Chính phủ giết chết ông chưa đủ, còn hành hạ mãi, không chịu giao trả thi hài ông cho gia đình.”
(Những thảm hoạ của nền văn minh. HCM Toàn tập, T.1, tr.353)

9 ¡ “Một viên công sứ ở Lào buộc 25 người An Nam vào tội hội họp làm biểu tình. Thế mà chính ông ta, viên công sứ, đã bày ra một âm mưu tưởng tượng, cho tiền kẻ tố cáo, rồi hành hạ tra tấn bắt những người bị cáo phải nhận những lời thú tội giả mạo. Việc hèn mạt ấy, chính viên công sứ cũng đã thừa nhận. Nhưng ông ta chẳng phải lo lắng gì về việc ấy cả; và ông cứ tiếp tục những việc gian ác của mình.
(Các quan cai trị, HCM Toàn tập, T.1 tr.367)

10 ¡ “Sau những cuộc biểu tình năm 1907 mà tôi đã có dịp nói đến, Chính phủ cho lính tập về phá phách các trường học và bắt bớ giáo viên. Các ông giáo bị bắt, bị ngược đãi hành hạ, tay trói giật cánh khuỷu và bị dẫn từng xâu lên tỉnh lỵ; đầu trần, chân không, nhịn đói, nhịn khát, họ bị đánh đập như trâu ngựa, rồi bị kết án khổ sai. Còn trường học thì bọn sĩ quan Pháp dùng làm chuồng ngựa.
(Chính sách ngu dân, HCM Toàn tập, T.1 tr.402)
Hồ Chí Minh toàn tập, T.2  (1924-1930)

11 ¡ “Tháng trước, tại buổi lễ kỷ niệm Cách mạng Nga, do lời kêu gọi của nữ đồng chí Bôrôđin, hơn 3.000 nữ công nhân và nữ sinh viên Quảng Châu đã đi biểu tình với nam giới và đã dự mít tinh. Sau khi nghe người đồng chí chúng ta nói trong một giờ mà bài diễn văn bị ngắt quãng bởi những tràng vỗ tay kéo dài, một chị của chúng tôi đã đọc nghị quyết sau đây
(Thư từ Trung Quốc, số 1, 12-11-1924) .HCM Toàn tập, T.2 tr. 6)

 Tiện ích upload ảnh miễn phí, không cần đăng ký! | up.anhso.net
Ngô Đức Thọ chú thích:

Mikhail Markovit -  Bổdi
 
Михаи́л Mapkóвич Бороди́н; 1884-1951 là một đồng chí nam giới, nhưng khi viết bài này (11-1924) Nguyễn Ấi Quốc đang ở Trung Quốc. Để tránh cho mật thám TQ khỏi chú ý đến đồng chí Bôrôdin đang làm đại sứ Liên Xô tại TQ và các đồng chí Trung Quốc có tên trong bài viết nên ông Nguyễn nói tránh ra là “nữ đồng chí”. Điều này trong nguyên bản của Toàn tập không thấy Ban Biên tập chú thích, có thể làm cho người đọc thắc mắc khó hiểu. Một số trang mạng có đăng văn kiện này cũng để nguyên thế không có chú thích. Tôi đã sưu tầm ảnh của đồng chí ấy dán vào đây để bạn đọc nhận biết. N.Đ.T)

12 ¡ “Linh tinh
Một lính Pháp đã giết một người An Nam ; hắn đã bị kết án một tháng tù án treo.
200 học sinh trẻ tuổi của một tỉnh ở Nam Kỳ đã biểu tình trước đồn cảnh sát đòi thả hai người bạn của họ bị bắt giữ. Đồng thời, họ doạ bãi khoá nếu các bạn của họ không được thả ngay. Họ đã thắng lợi. Đây là lần đầu tiên, ở Đông Dương xảy ra một việc như vậy. Đó là một dấu hiệu của thời đại.
(Tình hình Đông Dương. Linh tinh 19-12-1924. HCM Toàn tập, T.2 tr. 6)

13 ¡ “Nếu quả thật người An Nam phấn khởi đi lính đến thế, tại sao lại có cảnh, tốp thì bị xích tay điệu về tỉnh lỵ, tốp thì trước khi xuống tàu, bị nhốt trong một trường trung học ở Sài Gòn, có lính Pháp canh gác, lưỡi lê tuốt trần, đạn lên nòng sẵn? Những cuộc biểu tình đổ máu ở Cao Miên, những vụ bạo động ở Sài Gòn, ở Biên Hoà và ở nhiều nơi khác nữa, phải chăng là những biểu hiện của lòng sốt sắng đầu quân "tấp nập" và "không ngần ngại"?
(Bản án chế độ thực dân Pháp. Ký tên: Nguyễn Ái Quốc. Xuất bản lần đầu tiên tại Pari (Pháp) năm 1925, xuất bản lần đầu tiên ở Việt Nam năm 1946. Chương II Thuế máu.HCM Toàn tập, T.2 tr.25)

14 ¡“Năm 1908, nhân dân miền Trung không chịu nổi sưu cao thuế nặng và bao nhiêu sự hà lạm áp bức, đã phải biểu tình. Các cuộc biểu tình ấy mặc dù diễn ra hết sức ôn hoà, nhưng đều bị đàn áp thẳng tay. Hàng trăm đầu rơi, vô số người bị đi đầy.
Bản án chế độ thực dân Pháp. Ký tên: Nguyễn Ái Quốc. Chuong 8, Công lý, 
HCM Toàn tập, T.2, tr.96)

15 ¡ “Khi toàn quyền Varen (đảng viên Đảng Xã hội Pháp) đến, họ tổ chức các cuộc biểu tình mang khẩu hiệu "Nhà xã hội Varen muôn năm!"; "Thả Phan Bội Châu!"; "Đả đảo chủ nghĩa thực dân tàn ác!". Phong trào lên cao đến nỗi toà án đặc biệt Pháp trước đây đã kết án tử hình nay lại phải thả Phan Bội Châu ra.” (Báo cáo gửi Quốc tế cộng sản về phong trào cách mạng ở An NamHCM Toàn tập, T.2, tr.35)
Hồ Chí Minh toàn tập, T.3  (1930 -1945)

16 ¡Ngày tháng Tính chất đấu tranh     Địa điểm
1-5         Bãi công của thợ điện             Thanh Hoá (Trung Kỳ)
1-5         Bãi công của 250 thợ điện      Chợ Lớn (Nam Kỳ)
1-5         Bãi công của 400 công nhân đường sắt          Zi-an (Trung Kỳ)
1-5         Bãi công của 90 công nhân đường sắt            Tháp Chàm  (Trung Kỳ)
1-5         Biểu tình của 250 nông dân    Thái Bình (Bắc Kỳ)
1-5         Biểu tình của 100 nông dân    Nghi Xuân (Trung Kỳ)
1-5         Biểu tình của 800 nông dân    Bến Thuỷ (Trung Kỳ)
1-5         Biểu tình của 2000 nông dân  Thanh Chương (Trung Kỳ)
1-5         Biểu tình của 1500 nông dân  Sa Đéc - Cao Lãnh (Nam Kỳ)
1-5         Biểu tình của 800 nông dân    Chợ Mới (Nam Kỳ)

Các huyện Nghi Xuân, Bến Thuỷ, Thanh Chương thuộc tỉnh Nghệ An, cần phải đặc biệt chú ý đến Thanh Chương, bởi thứ nhất là địa phương này trong cuộc biểu tình ngày 1-5 có 20 người bị bọn đế quốc giết chết và khoảng từng ấy người bị thương. Thứ hai, trong những ngày gần đây, Thanh Chương là trung tâm đấu tranh nhất của phong trào nông dân đấu tranh.

Ở Thái Bình, trong cuộc biểu tình ngày 1-5 cũng có 1 người chết và 5 người bị thương. ở Nghi Xuân, có 5 người chết và 15 người bị thương. Số người bị bắt nhiều vô kể.
(Phong trào cách mạng ở Đông DươngHCM Toàn tập, T.3 tr.41)

17 ¡ “Ngày 11-12-1930, ở các huyện Anh Sơn, Thanh Chương và Nam Đàn, hơn 10.000 nông dân, nam nữ và trẻ em đã tổ chức những cuộc biểu tình kỷ niệm Quảng Châu bạo động: họ kéo cờ đỏ đi biểu tình và rải truyền đơn.

Ngày 12-12-1930, lính Tây đến làng Đạo Ngạn bắt nhân dân; không bắt được ai, chúng bèn hãm hiếp một chị phụ nữ. Chị em các vùng lân cận và nông dân kéo đến cứu chị. Bọn lính dùng súng bắn chết hai người đàn ông. Ngày hôm sau, một đoàn 400 nông dân kéo cờ đỏ đi đầu đã đi đưa đám hai người hy sinh.
(Báo cáo gửi Ban Phương Đông, số 1: Tin tức đấu tranh ở Trung Kỳ. 
HCM Toàn tập, T.3 tr.81)
Hồ Chí Minh toàn tập, T.4  (1945-1946)
SAU CÁCH MẠNG THÁNG 8 1945
 
18 ¡ Sắc lệnh số 31, ký ngày 13-9-1945, quy định về thể thức tổ chức các cuộc biểu tình.
19 ¡
“Các em,
Đây là Hồ Chí Minh nói chuyện với các em. Hôm nay các em vui chơi, vui chơi một cách có đoàn kết, có tổ chức. Như thế là tốt lắm. Hôm nay Tết Trung thu là của các em. Mà cũng là một cuộc biểu tình của các em để tỏ lòng yêu nước và để ủng hộ nền độc lập.
Các em phải ngoan, ở nhà phải nghe lời bố mẹ, đi học phải siêng năng; đối với bầu bạn phải yêu kính. Các em phải thương yêu nước ta. Mong các em mai sau lớn lên thành những người dân xứng đáng với nước độc lập tự do.
Các em có hứa với tôi như thế không ? Tôi không có gì biếu các em, chỉ có thể đem cho mỗi đoàn các em một cái ảnh; các đại biểu sẽ đưa cho các em.
Cám ơn các em! Hôn các em nhé!
Trước khi các em đi phá cỗ vui vẻ, chúng ta cùng nhau hô hai khẩu hiệu:
Trẻ em Việt Nam sung sướng!
Việt Nam độc lập muôn năm!
Chào các em,
Hồ CHí MINH
(Thư gửi thiếu nhi Việt Nam đêm Trung thu đầu tiên của nước VNDCCH.
Báo Cứu quốc, số 49, ngày 22-9-1945. HCM Toàn tập, T.4 tr.33)

20 ¡ “Tự lúc giành quyền độc lập đến nay, xứ Việt Nam ta vẫn hết sức cố gắng để một mặt yên nội trị, một mặt gây thực lực chống xâm lăng và tranh thủ ngoại giao được thắng lợi. Sức cố gắng ấy đã đem lại cho chúng ta những kết quả khả quan. Bên trong, các đảng phái và tất cả các tầng lớp nhân dân đã tinh thành đoàn kết để đi tới Quốc hội và quyết liệt đối phó với bọn thực dân Pháp. Những cuộc biểu tìnhkhổng lồ và những cuộc vận động tuyên truyền rầm rộ ở Trung, Bắc, với những cuộc chiến đấu oanh liệt trong Nam Bộ đã làm sôi nổi dư luận hoàn cầu. Đó là một triệu chứng tỏ cho chúng ta biết rằng nếu chúng ta cứ tiếp tục tranh đấu, công cuộc ngoại giao của chúng ta sẽ thành công và nền độc lập của xứ ta sẽ được các nước trên thế giới thừa nhận.
(Thế giới với Việt Nam. HCM Toàn tập, T.4, tr.233) 

21 ¡ “1.Tôi lấy làm tiếc, người Pháp có một vài hành động không đúng với Hiệp định đã ký, như đánh úp bộ đội ta ở Nam Bộ và ở Phan Rang, v.v.. Lời kêu gọi của tôi đã được nhân dân ủng hộ và toàn thế giới nghe thấy. Chính phủ ta quyết thi hành theo Hiệp định, vì chúng ta chắc thế giới và nhân dân Pháp sẽ ủng hộ chúng ta, vì chúng ta làm đúng chính nghĩa. 

22 ¡ Lòng yêu nước nhiệt liệt của nhân dân thật là đáng quý. Lời bình luận khảng khái của các báo thật là đáng khen. 
Nhưng trong lúc hai bên sắp đàm phán, thì cần gây nên một không khí thuận tiện cho sự đàm phán. Vậy tôi mong rằng quốc dân giữ lòng kiên quyết nhưng bình tĩnh, các báo thì bình luận một cách chính đáng, những lời lẽ nên cân nhắc. 

23 ¡. Khắp cả nước đều có những cuộc biểu tình rầm rộ để ủng hộ Chính phủ, và yêu cầu Chính phủ đòi mở cuộc đàm phán ngay, như đã nói trong bản Hiệp định. Đủ thấy dân ta hiểu rằng cuộc đàm phán chính thức mở sớm thì sự khó khăn càng bớt và sự hợp tác giữa hai dân tộc càng thuận tiện. 
Chính phủ cũng đồng ý như thế. Nhưng tôi nhắc lại một lần nữa: dân ta phải giữ thái độ bình tĩnh, tuyệt đối phải bảo vệ tính mệnh, tài sản của người Pháp cũng như của người Trung Hoa, để tỏ rằng dân ta là một dân tiền tiến, một dân có kỷ luật. 

24. Quân đội Pháp do tướng Lơcléc chỉ huy đến thay thế cho Hoa quân. Chúng ta phải làm đúng bản Hiệp định. Đối với họ tuyệt đối không được xung đột, đồng thời phải gây thiện cảm. Chúng ta phải tỏ cho họ biết rằng dân ta yêu tự do, độc lập, trọng hoà bình, tín nghĩa. 

25. Tương lai dù có sự khó khăn, Chính phủ có sự ủng hộ của toàn dân đoàn kết, chắc vượt qua khỏi những sự khó khăn, để lãnh đạo dân ta đi đến độc lập hoàn toàn.
(Lời kêu gọi nhân dân thi hành đúng bản Hiệp định sơ bộ Việt –Pháp. Báo Cứu quốc, số 188, ngày 16-3-1946. HCM toàn tập, T.4, tr.312)
Em Xuân và em Lan,
Chắc các em cũng như tất cả thanh niên, tất cả đồng bào. Các em yêu nước cho nên các em yêu mến Cụ Hồ. Vì Cụ Hồ chỉ biết có nước chứ không biết có mình. Vì nước có cụ Hồ mà làm cho chúng ta càng yêu mến nước.
[….]
Ngày Cụ sắp lên đường, gió mưa như trút, và dù hai em ở xa, hai em cũng cố đi biểu tình cho được. Không khác gì cả, chỉ mong được đi đến Học xá, được trông thấy Cụ Hồ.
Các máy bay còn đương băng đường sang châu Âu mà anh đã tiếp được những bức điện của các em và các đoàn thể đánh theo hỏi thăm tin của Cụ.
(Bức thư gửi cho hai em. Ký tên: Đ.H.HCM Toàn tập.T.4, tr. 855 – 856)

26 ¡
Ngày 14 tháng 7
Hôm nay là ngày Quốc khánh của nước Pháp. Ngày 14 tháng 7 năm 1789, dân Pháp nổi cách mệnh chống vua chúa, chống phong kiến, phá ngục Bastille. Ra khẩu hiệu: Tự do, Bình đẳng, Bác ái. Cuộc cách mệnh đó mở đường cho các cuộc cách mệnh dân quyền trong thế giới.
Tự đó đến nay, nước Pháp lấy ngày 14-7 làm ngày Quốc khánh.
9 giờ sáng, Chính phủ Pháp mời Hồ Chủ tịch đi dự lễ duyệt binh.
Trên khán đài, Chủ tịch Bidault ngồi trước, kế đến ông Michelet, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, và ông Tillon, Bộ trưởng Quân giới. Hồ Chủ tịch ngồi bên tay phải. Ông Auriol, Chủ tịch Quốc hội ngồi bên tay trái. Đại tướng Juin và Tổng bộ tham mưu ngồi giữa. Các Bộ trưởng và nghị viên ngồi sau. Sứ thần các nước ngồi một bên, về phía hữu. Các quý khách ngồi một bên, về phía tả.
12.000 người quân đội kéo qua. Trống rung cờ mở, khí tướng oai nghiêm. Lại có mấy ngàn công nhân đại biểu cho các xưởng máy quân sự cũng kéo đi qua với quân đội. Thật là quân dân hợp tác. Có mấy chiếc máy bay liệng qua liệng lại trên trời. Quân đội ăn mặc theo kiểu Mỹ, rất gọn gàng. Súng ống, xe cộ cũng theo kiểu Mỹ, rất bệ vệ.
Trưa, có một cuộc biểu tình khác của dân chúng. Người đông như kiến, tiếng hò reo rầm một góc giời. Kiều bào Việt Nam ta cũng có tham gia. Khi họ đi qua, dân chúng Pháp hoan hô rất nhiệt liệt.
(Nhật ký hành trình của Hồ Chủ Tịch bốn tháng sang Pháp. Ký tên: Đ.H. 
HCM Toàn tập, T.4, tr.909)

27 ¡ Có những thí dụ khác nữa mà tôi rất tiếc phải kể ra đây. Sự khủng bố ở Nam Bộ và Nam Trung Bộ vẫn chưa dứt. Ngày 3 tháng 11, ở Gia Định trong miền Tân Sơn Nhất, quân đội Pháp đến vây dân chúng Việt Nam và giết mất hai người. Ngày 4 ở Gò Công, dân chúng Việt Nam đương biểu tình đòi thi hành đúng bản Tạm ước thì quân Pháp đến bắn sả vào, một người chết và nhiều người bị thương. ở Bà Rịa cũng chuyện như vậy, hai người chết. ở Nha Trang cũng thế, nhưng nghiêm trọng hơn: dân chúng mất bảy người chết. Còn nhiều việc đáng tiếc khác nữa.
(Trả lời các nhà báo trong nước và ngoài nước ngày 16-11-1946. 
Báo Cứu quốc, số 408, ngày 17-11-1946. HCM Toàn tập, T.4, tr.993)
Hồ Chí Minh toàn tập, T.5  (1947-1949)

28 ¡“Mười năm trước đây, hôm 22-6-1941, phát xít Đức bất thình lình ào ạt tiến công Liên Xô.
[...] [...]
Toàn dân Mạc Tư Khoa, gái trai già trẻ, đều tham gia việc giữ thành chống giặc. 12 vạn thanh niên nam nữ vào đội tự vệ thành, cùng Hồng quân đánh giặc. Ngày 2-10-1941, Hítle tuyên bố đến 7-11 (ngày kỷ niệm Cách mạng Tháng Mười), hắn sẽ duyệt binh trong Mạc Tư Khoa. Song đến ngày ấy, Hítle và quân đội Đức bị đánh lui, và quân dân Mạc Tư Khoa thắng trận, biểu tình trước Thống chế Xtalin.
(Liên Xô vĩ đại,  Báo Nhân Dân, số 3, ngày 21-6-1951.HCM Toàn tập, T.6, tr.228)
Hồ Chí Minh toàn tập, T.12 (1966-1969)

29 ¡  “Liền sau khi lại ném bom miền Bắc, Mỹ đã bị thế giới lên án kịch liệt. Ngay ở Tây Béclin bị Mỹ và bọn phục thù Tây Đức khống chế, cũng có hơn 3.000 người biểu tình; ở Thủ đô Tây Ban Nha dưới quyền phát xít, cũng có 2.000 người biểu tình ủng hộ ta, chống Mỹ. ở Mỹ có 35 cuộc biểu nh trong một ngày (4-2-1966). ở Nữu ước, 700 người đã rước cờ Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam.
(Mỹ lại thất bại. Ký tên: Chiến sĩ.Báo Nhân dân, số 4330,ngày 12-2-1966. 
HCM Toàn tập, T.12, tr.43)

*Bài viết do Giáo sư Tiến sĩ Ngô Đức Thọ gửi trực tiếp cho NXD-Blog.
Xin chân thành cảm ơn Giáo sư!