Thứ Hai, 27 tháng 2, 2012

Vị lai bát quái phương vị


Vị lai Bát quái phương vị (Phần 1)
Tác giả: Tiểu Nham
bk.jpg
[Chanhkien.org]
(I) Lời mở đầu và nguyên do
1. Lời mở đầu
“Vị lai Bát quái phương vị”, mọi người nghe thấy danh từ này có thể cảm thấy rất kỳ quái. Có lẽ tất cả độc giả hiểu được «Kinh dịch» đều đã biết về “Tiên thiên Bát quái phương vị” và “Hậu thiên Bát quái phương vị”. Tôi xác thực đã đưa ra “Vị lai Bát quái phương vị”, hơn nữa kết quả là vô cùng chấn động nhân tâm, do đó tôi mới cắt ngang kế hoạch sáng tác để thêm vào đây một loại bài với tiêu đề có chút cổ quái này. Nguyên kế hoạch của tôi là trong loạt bài “Lịch sử quan của tôi” sẽ thảo luận về “Tiên thiên Bát quái phương vị”, “Hậu thiên Bát quái phương vị” và quan hệ tương hỗ trong một giai đoạn lịch sử. Do tôi đã đưa ra “Vị lai Bát quái phương vị”, hơn nữa kết quả cho thấy những thông tin khá quan trọng, nên loạt bài này nhất định phải chen vào. Thưa quý độc giả, nếu kiên nhẫn đọc hết loạt bài này, có thể các bạn sẽ đồng tình với quan điểm của tôi.
MỤC LỤC:
(I) Lời mở đầu và nguyên do
1. Lời mở đầu
2. Nguyên do
(II) Tiên thiên Bát quái phương vị và Hậu thiên Bát quái phương vị
1. Nói từ «Phong Thần diễn nghĩa»
2. Tiên thiên Bát quái phương vị
3. Hậu thiên Bát quái phương vị
(III) Từ Tiên thiên Bát quái phương vị suy ra Hậu thiên Bát quái phương vị
1. Nhị nguyên tam yếu tố
2. Từ tam yếu tố đến tam tài Thiên Địa nhân
3. Từ yếu tố “nhân” trong tam tài triển khai theo chiều ngang thành nhân trục
4. Tôi suy luận “Hậu thiên Bát quái phương vị” của Văn Vương như thế nào?
5. Ý nghĩa suy luận Hậu thiên Bát quái phương vị
(IV) Từ Hậu thiên Bát quái phương vị suy ra Vị lai Bát quái phương vị
1. Đưa ra Vị lai Bát quái phương vị
2. Tầng ngụ ý thứ nhất của Vị lai Bát quái phương vị
3. Tầng ngụ ý thứ hai của Vị lai Bát quái phương vị
Dịch từ:
http://www.zhengjian.org/zj/book/html/8gua/b000.htm

Ngày đăng: 28-08-20112. Nguyên do
Nói đến Bát quái, danh từ này đã bị người Trung Quốc thời nay làm biến dị mất rồi. Ví như nói cá nhân này rất “bát quái”, thì chính là nói cá nhân này rất bậy bạ, lời nói ra quá mức độ. Người “bái quái” cũng giống như là tự dưng dựng chuyện vậy. Bởi vì người ta không lý giải được, cho nên hiện tại họ cấp cho danh từ “bát quái” này hàm nghĩa rất thế tục. Kỳ thực đây là không tôn trọng văn hóa truyền thống Trung Hoa và khinh nhờn tổ tiên Trung Hoa, cũng giống như tên món ăn “Phật nhảy qua tường” vậy. Phật là khẩu đoạn chấp trước, làm sao có thể “nhảy qua tường” để đến nhân gian thưởng thức mỹ vị được! Cái gọi là “mỹ vị” ở nhân gian, đối với Phật mà nói cũng tựa như đồ rác rưởi vậy! Đây là bởi vì thế nhân vô tri, nên mới dám nói như thế. Lý giải về Bát quái của con người thế gian cũng giống như thế.
Nói đến Bát quái, tôi cũng cần phải nói về kết duyên của tôi với Bát quái. Người Trung Quốc hiện tại đại đa số là bất tín mệnh, không tin vào vận mệnh. Do chịu giáo dục bởi khoa học thực chứng của phương Tây nên người ta dần dần chỉ tin vào phấn đấu cá nhân và sức mạnh của đồng tiền, hơn nữa người Trung Quốc thời nay còn thực dụng hơn cả người Tây phương. Tuy nhiên tôi cũng giống như những người tu hành, đều là tín mệnh, tin vào vận mệnh. Tôi cho rằng duyên phận với Bát quái của tôi là khá lâu dài, nên muốn “kể từ đầu”; đương nhiên “từ đầu” này chỉ là từ đầu trong kiếp sống này, chứ còn nói về đời trước, thì e rằng rất nhiều người không tin nổi nữa.
Nói là từ đầu, thì cũng là hơn 30 năm trước, cũng chính là mấy năm khi “Cách mạng Văn hóa” vừa mới kết thúc. Khi ấy tôi còn là một thiếu niên liễu lĩnh. Tôi có một vị đồng học, tổ tiên từng làm quan lớn khi Chính phủ Dân Quốc rời Đông Bắc sau khi chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc và tiếp nhận rất nhiều sách vở của Hoàng cung Mãn Châu (rất nhiều đều là Phổ Nghi năm ấy đem từ Bảo tàng Cố cung).
Một lần tôi và đồng học đến đó, chỉ thấy mấy gian phòng, khắp nơi là thư tịch; đồng học nói với tôi có thể lấy tùy thích. Khi ấy tôi chọn mấy bản đẹp, trong đó có cuốn «Cổ văn quan chỉ» được khâu chỉ, «Tứ khố toàn thư» trong Bảo tàng Cố cung, còn có «Thần thoại La Mã» xuất bản bằng tiếng Pháp từ thế kỷ 17, v.v. Tôi chọn mấy cuốn với tiêu chuẩn là nhìn đẹp, tốt nhất là văn hay tranh đẹp. Trong đó có một cuốn sách hình gọi là «Hán thượng dịch». Đây chính là lần kết duyên tối nguyên sơ của tôi với «Kinh dịch». Điều đáng tiếc chính là, những cuốn sách còn lại cuối cùng đều bị bán làm phế phẩm, trở thành bột giấy, không còn nữa.
Cầm cuốn «Hán thượng dịch» trở về nhà, tôi hỏi mẹ tôi cái này có nghĩa là gì; mẹ tôi trả lời không được, nói đến hỏi thử bà ngoại xem. Bà ngoại tôi đã học qua trường tư thục, đối với Tứ thư, Ngũ kinh thì thuộc làu làu. Bà ngoại tôi là thầy dạy nhập môn của tôi, từng giảng cho tôi rất nhiều cố sự thời Xuân Thu Chiến Quốc và các điển cổ truyền thống, do đó «Đông Chu liệt quốc chí» đã trở thành sách giáo khoa của tôi hồi còn nhỏ. Thế là sau khi đến bà ngoại, tôi đem cuốn «Hán thượng dịch» cho bà xem. Bà ngoại xem xong nói, mỗi chữ hoặc mỗi câu trong đó thì bà đều hiểu nghĩa, nhưng không biết là nói về điều gì. Tôi nghe bà nói xong thấy rất nhụt chí, sau đó định từ bỏ cuốn «Hán thượng dịch» này. Đây chính là lần kết duyên đầu tiên của tôi với «Kinh dịch». Sự việc đã trôi qua hơn 30 năm rồi. Dưới đây tôi lại nói về duyên phận lần thứ hai của tôi với «Kinh dịch». Lần duyên phận này tương đối lâu dài, trước sau lên tới 8 năm.
Hồi tưởng lại, thấy khi còn trẻ, tôi đã là người rất kiên định theo đuổi khoa học thực chứng. Tôi đặc biệt sùng bái thành tựu vật lý học cận đại. Giấc mơ thời niên thiếu của tôi chính là có thể tiến thêm một bước nữa, học tập vật lý học hoặc nghề nghiệp liên quan đến vật lý học. Xã hội thời bấy giờ giảng “học giỏi Toán Lý Hóa, có đi khắp thiên hạ cũng không sợ”. Đây cũng chính là những năm tôi lần đầu tiên tiếp xúc với «Hán thượng dịch». Tôi đã bắt đầu đọc cuốn «Vật lý học sử», đồng thời bắt đầu đọc sách liên quan đến triết học Newton và tư tưởng Einstein. Ở tuổi của tôi lúc bấy giờ, đây đã là rất quá mức rồi.
Tuy nhiên, đối với hình thành thế giới quan của tôi, ngoại trừ ảnh hưởng của khoa học thực chứng ra, thì còn có một sự kiện ảnh hưởng rất lớn đến tư tưởng của tôi. Đây chính là loạt tiết mục trên truyền hình, gọi là “Hướng về tương lai”, hình như là phim của Đức, nói về bí ẩn Kim tự tháp, bí ẩn Atlantis, bí ẩn đảo Phục Sinh, v.v. “Ồ, khoa học không thể giải quyết tất cả vấn đề, còn có rất nhiều ẩn đố chưa được nhân loại giải thích!” Đây là cách nghĩ của tôi năm ấy, từ đó thế giới quan của tôi cởi mở hơn nhiều, không còn phong bế chật hẹp như trước nữa; tôi cũng không còn coi khoa học thực chứng là một loại chân lý tuyệt đối nữa.
Sau khi vào đại học, vì một số nguyên nhân, tôi không chọn học vật lý học, nhưng vẫn muốn lấy phương pháp vật lý học để vận dụng vào lĩnh vực chuyên nghiệp của tôi. Như một loại sở thích và niềm tin, tôi không hề từ bỏ học tập và nghiên cứu vật lý học. Tôi nghiên cứu chủ yếu về lý luận kết cấu xua tan, nhiệt lực học phi cân đối, luận từ trường, lượng tử lực học, thuyết Tương đối rộng, thuyết Tương đối hẹp cũng nghiên cứu không ít. Tuy nhiên nghiên cứu đi nghiên cứu lại, tôi phát hiện vật lý học cũng không phải là chân lý tuyệt đối; vật lý học dựa trên rất nhiều mệnh đề và giả thiết. Đặc biệt sau khi học về giả thuyết kiểm nghiệm trong thống kê, tôi biết loại giả thiết kiểm nghiệm này kỳ thực là rất chủ quan. Chỉ nằm trong phạm vi những giả thiết ấy thì các loại công thức và lý luận mới chính xác. Tuy nhiên một khi vượt qua những mệnh đề và giả thiết ấy, thì công thức và lý luận vật lý học lại không sử dụng được. Cũng chính là nói vật lý học hay là khoa học thực chứng đều không phải là vạn năng, mà chỉ là một loại chân lý tương đối. Sau đó tôi bắt đầu suy ngẫm, thấy rằng tính chân lý của khoa học là hữu hạn, là tương đối; như vậy tôi phải đi đâu đó để tìm tri thức hoặc chân lý cao hơn. Cá nhân tôi rất thích tư duy lô-gíc, thế là sau đó tự nhiên nghĩ đến mặt đối lập của khoa học—tôn giáo (thực ra cũng không phải là đối lập, chỉ là khi ấy tôi nghĩ như thế). Do đó tôi bắt đầu nghiên cứu khá hệ thống các loại tri thức tôn giáo, ví dụ Cơ Đốc giáo, Thánh Kinh, Phật giáo, Đạo giáo, v.v. Khi ấy, tôi gặp được một vị bằng hữu A, là bằng hữu của cha mẹ tôi, sau đó trở thành bạn vong niên của tôi. Bằng hữu A bắt đầu dẫn dắt tôi tiếp xúc có hệ thống với văn hóa truyền thống Trung Quốc và tư tưởng Phật giáo. Sau đó tôi học mệnh lý học, xem tướng và tứ trụ bát tự, v.v. thậm chí tôi đã từng xem bói cho hơn 100 vị bằng hữu. Đây là thời kỳ tiếp xúc với Bát quái lần thứ hai của tôi. Tôi không chỉ xem các loại bản đọc «Kinh dịch» bạch thoại, mà còn tìm được mấy bản «Chu dịch» đã được phiên dịch thành Anh văn từ những năm 1930. Lúc bấy giờ tôi rất kinh ngạc, ảnh hưởng của «Chu dịch» đã sớm lan ra nước ngoài, vậy mà trong hệ thống giáo dục của chúng tôi khi ấy thì một chút cũng không có. Sau đó thông qua đọc rất nhiều bản dịch Anh văn, tôi đã có hiểu biết sâu hơn về bản «Kinh dịch» bằng tiếng Trung. Ví dụ Anh văn dịch «Kinh dịch» là “The Book of Change”; từ “change” là một tầng lý giải mới đối với “dịch” (biến hóa); trước đây tôi nghĩ «Kinh dịch» chỉ là một cái tên sách mà không ngộ được hàm nghĩa sâu hơn của chữ “dịch”.
Trong thời gian ấy, đối với nghiên cứu «Kinh dịch» của tôi còn có một động lực thúc đẩy, là gì vậy? Chính là tư tưởng binh pháp truyền thống của Trung Quốc. Thời ấy tôi rất hứng thú với «Binh pháp Tôn Tử» cũng như các tác phẩm tương quan, và những tư tưởng này cuối cùng đã trở thành một bộ phận trong hệ thống lý luận luận văn Tiến sĩ của tôi. Trong binh thư có một bản «Tam thập lục kế». «Tam thập lục kế» tại Trung Quốc có thể nói là người người đều biết, thế nhưng rất ít người chân chính nghiên cứu nó. «Tam thập lục kế» trở thành sách vào triều Minh, mỗi kế trong cuốn sách đều sử dụng nguyên lý trong «Kinh dịch» để giải thích. Điều này đối với tôi là một gợi ý rất lớn. Ví dụ cổ nhân dùng các số 6, 7, 8, 9 để biểu thị các hạng ứng dụng. Trong đó 6, 8 là Âm, 7, 9 là Dương. «Kinh dịch» dùng 6 để đại biểu Âm, lấy 9 để đại biểu Dương, ví như thượng cửu, thượng lục, sơ cửu, cửu nhị, cửu ngũ, v.v. Dương 9 Âm 6 chính là khái niệm hào của Âm Dương, và không chỉ có vậy. Thượng cửu, sơ lục, trưởng nam, thiếu nữ, vị trí trưởng ấu, Dương trưởng Âm thiếu; ở đây còn có khái niệm về hào vị. Điều này rất có quan hệ với ý nghĩa “trưởng nam thiếu nữ” của “Hậu thiên Bát quái phương vị”. Ví như, “trưởng nam” đối ứng với 9, đại biểu Dương, Dương 7, 9 đứng đầu lấy làm trưởng giả, Dương giả là 9, làm trưởng, tức trưởng nam; “thiếu nữ” đối ứng với 6, đại biểu Âm, Âm 6, 8 đứng đầu lấy làm thiếu giả, là 6, làm thiếu, tức thiếu nữ.
Trở lại đề tài chính, như vậy vì sao gọi là «Tam thập lục kế»? Lẽ nào trí tuệ Trung Quốc chỉ có 36 cái thôi sao? Đương nhiên không phải vậy. «Tam thập lục kế» có nghĩa là gì? Chúng ta biết rằng, 6 đại biểu Âm, binh gia giảng chính là âm mưu quỷ kế, do đó lấy ý là 6×6=36; “lục” đại biểu ý là âm mưu, tam thập lục thuộc về âm của âm, chứ tuyệt không phải trí tuệ Trung Quốc chỉ có 36 cái.
Bởi vì «Tam thập lục kế» là dùng tư tưởng 8×8=64 quẻ trong «Kinh dịch» để tiến hành giải thích, nên khi ấy tôi nghĩ, liệu có thể lấy một bộ phận quẻ tượng trong «Kinh dịch» để dùng cho nghiên cứu quan hệ “mô hình xung đột đối kháng” của xã hội nhân loại hay không. Liệu có thể đem điều này áp dụng vào nghiên cứu xung đột xã hội “phi đối kháng”, ví dụ kinh tế hay không. Đây chính là cách nghĩ lúc bấy giờ của tôi. Sau đó tôi bắt đầu nghiên cứu «Kinh dịch» khá hệ thống, thậm chí còn tham gia các khóa học chuyên nghiệp, dùng phương pháp thống kê học để viết mấy bài luận văn học kỳ chuyên thảo luận về quan hệ giữa «Kinh dịch» và «Tam thập lục kế».
Chúng ta biết rằng, Dịch học có thể phân thành hai nhánh lớn là Nho học và Đạo học; Khổng Tử làm thập dực, càng chú trọng về bộ phận tư tưởng trong Dịch học, thuộc về Nho học dịch; còn Đạo học dịch càng chú trọng vào thuật số và toán lý. Tuy nhiên sau khi Đổng Trọng Thư thời Tây Hán độc tôn Nho thuật, Nho học dịch được đưa vào căn phòng thanh lịch, còn Đạo học dịch đi vào bí truyền trong dân gian. Trên thực tế, những thư tịch về Dịch học mà chúng ta thấy ngoài xã hội hiện nay đều thuộc về Nho học dịch, còn những họ lớn thuật toán trong lịch sử như «Mai hoa thi» của Thiệu Ung triều Tống, «Thôi bối đồ» của Viên Thiên Cang triều Đường, «Thiêu bính ca» của Lưu Bá Ôn triều Minh đều thuộc về Đạo học dịch, hơn nữa đều là những dự ngôn vĩ đại truyền tụng cổ kim.
Nói thẳng ra, trong thời kỳ này tôi chủ yếu mới chỉ dừng lại ở tầng diện gọi là “thuật” khi nghiên cứu và lý giải «Kinh dịch»; coi như học được thủ pháp này, toán pháp kia. Tuy nhiên, chúng ta biết rằng thủ pháp chân chính là không thể từ Nho học dịch lưu truyền trong xã hội mà nắm được, cũng không thể từ cái gọi là thủ pháp và thuật số xuất bản ngoài xã hội để tìm được đáp án; những thứ chân chính đều là bí truyền cả! Toán lý chân chính, trong các sách này đều không có giảng.
Sau đó tôi bắt đầu tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, do đó đã vứt bỏ những thứ này, không lại hiếu kỳ về cái gì gọi là cát hung nữa, không lại tìm tòi tiểu đạo về vận mệnh nữa. Vậy là duyên phận thứ ba đối với «Kinh dịch» của tôi đã kết thúc. Thật ra, đây là thời kỳ tôi học tập khá có hệ thống về «Kinh dịch». Tuy nhiên tư tưởng chân chính đằng sau những tri thức này (không chỉ tư tưởng triết học của Nho học dịch, mà tư tưởng toán lý và quy luật vũ trụ ẩn đằng sau) vẫn còn là đám sương mù, không cách nào từ bản chất, từ cơ chế mà thấy rõ ràng được. Kể từ đó, bởi vì đã học Đại Pháp rồi, đối với các chủng lý luận thế tục và sách vở ngoài xã hội tôi không còn hứng thú nữa, cũng không lại quan tâm đến học thuyết nào đó nơi người thường nữa, bởi vì những thứ đó rất đơn giản, không có gì là thật cả, nhìn một cái là biết ngay.
Lại khá nhiều năm qua đi như vậy. Đến năm 2005, do yêu cầu công tác, tôi cần phải tiến hành nghiên cứu các tư tưởng quản lý khác nhau ở cả Đông và Tây phương. Xuất phát từ gợi ý từ tư tưởng Bát quái phương vị, một ngày kia (có lẽ là tầm ngày 20 tháng 8 năm 2006) tôi đưa ra kết cấu nghiên cứu song bàn, trong là “nhân bàn”, ngoài là “thiên bàn”. Đồng thời tôi cũng phát hiện trong thể hệ tư duy Tây phương không hề có khái niệm về “vị trí” (khái niệm bối cảnh “context” là sau lý luận hệ thống mới có). Tôi phát hiện tư tưởng Tây phương bao giờ cũng tìm kiếm một loại góc độ quan sát tuyệt đối. Còn tư tưởng Bát quái, người phân Âm Dương, là dùng hào để biểu thị {hào gồm có hào Âm biểu thị bằng nét đứt và hào Dương biểu thị bằng nét liền}. Ngoài khái niệm về hào ra, còn có khái niệm về hào vị {vị trí của hào trong quẻ}, đây là điều không có trong truyền thống nghiên cứu Tây phương. Thông qua mô hình song bàn, căn cứ quan hệ tương hỗ giữa “chủ thể” và “khách thể” (tương đương với hào) cũng như “chủ vị” và “khách vị” (tương đương với hào vị), tôi đã nghiên cứu về “thiên nhân hợp nhất” trong truyền thống Đông phương và “tri hành hợp nhất” trong phương thức biểu đạt Bát quái. Tôi cũng nghiên cứu dưới điều kiện “Âm Dương phản bối”, quan hệ đảo ngược giữa “chủ thể” và “khách thể” trong tư tưởng Tây phương, cùng cái gọi là “khách quan” được nhấn mạnh trong tư tưởng Tây phương, cũng như vấn đề lai nguyên trong tư duy về thủ đoạn “vật chất”. Đây là bắt đầu lần tiếp xúc thứ ba của tôi với «Kinh dịch».
Lần này khác với những lần trước chính là, bởi vì bản thân là người tu luyện Pháp Luân Đại Pháp đã nhiều năm, hiểu rằng rất nhiều chỗ trong «Chuyển Pháp Luân» đều là tiết lộ Pháp lý tầng thứ cao trong vũ trụ. Những vấn đề Dịch học trước đây nhìn không ra, những cơ lý đằng sau «Kinh dịch» mà trước đây không phát hiện ra thì nay đều minh bạch cả, thậm chí chỉ nhìn một cái là rõ ngay. Từ đó tôi dễ dàng đưa ra những phát hiện về lý luận. Trong thời gian này tôi cảm nhận sâu sắc rằng, không phải bản thân có bản sự gì, cũng không phải bản thân thông minh thế nào, vậy mà trong bao nhiêu năm căn bản không xem lại «Kinh dịch», nói gì đến nghiên cứu, thế nhưng chỉ nhìn một cái đã minh bạch rồi, đây hoàn toàn là công của Pháp Luân Đại Pháp. Bộ Pháp này quả thực là quá vĩ đại, có thể khai mở hết thảy bí ẩn trong vũ trụ. Những yêu cầu trong công tác và nghiên cứu của tôi hết thảy đều nằm trong bộ Đại Pháp này. Trong khoảng thời gian này, cụ thể là ngày 2 tháng 9 năm 2006, tôi đã vận dụng cơ lý xoay chuyển Pháp Luân của Pháp Luân Đại Pháp để suy ra nguyên lý chuyển từ “Tiên thiên Bát quái phương vị” sang “Hậu thiên Bát quái phương vị”.
Sau khi tìm được cơ lý “Hậu thiên Bát quái phương vị”, tôi cảm thấy chẳng để làm gì và còn định bỏ tại đó, không định nghĩ đến nó nữa.
Lần này, nguyên do lần kết duyên thứ tư của tôi với «Kinh dịch» là như thế này. Hai tháng trước, tôi một lần nữa gặp lại bằng hữu A; tôi hỏi ông căn cứ nghiên cứu cổ tịch, mệnh lý học và thuật số bao nhiêu năm của ông thì ông có biết ai đã hiểu được năm xưa Văn Vương đã suy luận “Hậu thiên Bát quái” từ “Tiên thiên Bát quái” như thế nào? Bằng hữu A trả lời rằng ông chưa từng nghe nói có ai nghiên cứu ra điều này, chỉ biết mệnh lý thuật số mấy nghìn năm qua đều kiến lập trên cơ sở “Hậu thiên Bát quái” của Văn Vương. Còn Văn Vương đã suy ra “Hậu thiên Bát quái” như thế nào thì e rằng chẳng ai biết, ngoại trừ mấy pháp môn bí truyền của Đạo gia thì may ra có người biết. Sau đó tôi nói với bằng hữu A rằng tôi đã suy ra được rồi. Bằng hữu A giật mình.
Đây còn chưa phải toàn bộ chỗ mấu chốt của vấn đề. Chỗ mấu chốt là đoạn đối thoại sau đó giữa tôi và bằng hữu A. Bằng hữu A nói: “Ông đã có thể từ ‘Tiên thiên Bát quái’ mà suy ra “Hậu thiên Bát quái’, vậy thì nhất định ông có thể từ ‘Hậu thiên Bát quái” suy ra ‘Vị lai Bát quái’”.
Có lẽ có độc giả đã biết rằng, trong giới mệnh lý học, ngay từ cuối những năm 80 thế kỷ trước, rất nhiều “cao nhân” đều biết thiên tượng của vũ trụ hiện nay đã biến đổi rồi. Văn Vương năm xưa đưa ra “Hậu thiên Bát quái” cũng chính hợp với biến đổi thiên tượng lúc ấy giờ; xem bói dùng “Tiên thiên Bát quái’ không còn linh nữa, do đó Văn Vương tất phải căn cứ biến hóa thiên tượng khi ấy để đưa ra một bộ “Hậu thiên Bát quái” thích ứng với thiên tượng mới. Hiện tại 3.000 năm đã qua rồi, lại tới thời đại biến hóa thiên tượng rồi, do đó căn cứ thuật số trong «Dịch lý», bất luận là xem bói bốc quẻ hay tứ trụ bát tự cũng đều không chuẩn xác nữa. Thiên tượng đã cải biến rồi, tất cả thuật số toán pháp kiến lập trên cơ sở “Hậu thiên Bát quái phương vị” đều không còn linh nữa. Bằng hữu A đã rất sớm nói với tôi, hiện tại gieo quẻ đã không còn linh nữa, nhưng xem tướng thì còn được, là vì tướng do tâm sinh, có thể tùy thiên tượng biến hóa mà biến hóa, thế nhưng quẻ tượng thì đã không thể sử dụng được nữa. Từ đó bằng hữu A cứ nghĩ rằng, hiện tại thiên tượng vũ trụ đã biến đổi rồi, dù sao cũng phải có người đứng ra công bố Bát quái phương vị đồ ứng với thiên tượng mới của vũ trụ chứ! Đây là điều mà bằng hữu A nhớ mãi không quên, do đó tự nhiên ông cứ kiến nghị tôi đưa ra “Vị lai Bát quái”.
Đây là sự việc mới xảy ra 2 tháng trước. Bằng hữu A cứ nói, tôi cứ nghe, cũng không có chuyển biến gì. Tối ngày 11 tháng 12, tôi mất ngủ, trằn trọc mãi không ngủ được. Mấy hôm ấy tôi đang chuẩn bị bài diễn thuyết về tư tưởng quản lý kinh doanh xí nghiệp và văn hóa truyền thống, do đó đến tối đại não vẫn khá hưng phấn. Đã quá 2 giờ đêm, tôi vẫn ngủ không được, xem ra cả đêm không ngủ được, thì đột nhiên nghĩ tới sự việc bằng hữu A mời tôi đưa ra “Vị lai Bát quái”. Thế là tôi nghĩ nên thử xem sao, vừa nằm vừa bắt đầu suy nghĩ, nói đến cũng thật thần kỳ, tôi không vẽ hình mà chỉ tính toán trong đầu não, tưởng tượng xem “Vị lai Bát quái” rốt cuộc là thế nào. Cứ như vậy, một tiếng đồng hồ trôi qua, tôi sắp nhắm mắt lại rồi mà vẫn cảm thấy thật khó mà tin nổi, chẳng lẽ đưa ra dễ dàng như vậy ư?!
Suy ra được rồi, tôi vẫn còn chưa yên tâm, thế là sáng sớm hôm sau ngồi dậy đã cầm bút vẽ hình trên giấy, nghiệm chứng một lần nữa. Cách tính toán không có gì, nhưng kết quả bức vẽ lại khiến tôi giật mình. Đây chẳng phải là kết quả Chính Pháp vũ trụ mà Pháp Luân Đại Pháp tiết lộ hay sao?! Đây chẳng phải là kết quả giảng chân tướng cứu thế nhân của vô số đệ tử Pháp Luân Đại Pháp tu luyện trong Chính Pháp ư?! Đây chẳng phải là kết cục cuối cùng của chúng sinh trên thế gian hay sao?! Là thẩm phán tối hậu?! Điều này không khỏi khiến tôi nghĩ về bài thơ “Vô đề” trong tập Hồng Ngâm II của Lý Hồng Chí Tiên sinh, trong đó có câu: “Thần nhân quỷ súc diệt, Vị trí tự kỷ định“.
Ôi chao, kết quả thật đáng kinh ngạc! Văn minh Trung Hoa 5.000 năm chỉ để đợi ngày này! Những ông tổ văn hóa Trung Hoa trong thời đầu của nền văn minh đã sớm đưa đại kết cục 5.000 năm sau vào ẩn đố trong Bái quái! Quả thực là quá thần kỳ, không thể tin được, quá vĩ đại! Những người Trung Quốc đáng quý, các bạn không được có lỗi với tổ tiên nhé! Phải xứng đáng với chiếu cố và an bài vi diệu vô cùng của Thần trên thiên thượng! Đừng để vì món lợi nhỏ trước mắt mà đánh mất cơ duyên đã chờ đợi trong hàng ức vạn năm!
Tôi có một vị bằng hữu là tư vấn quản lý công ty mới đây đã nhiều lần hỏi tôi rằng, xã hội nhân loại vì sao “khởi điểm đã là đỉnh điểm”? Thượng Đế đã có an bài tỉ mỉ trong 5.000 năm qua, mục đích để làm gì? Cuối cùng để nhân loại chúng ta hiểu được điều gì? Đối diện với những câu hỏi này, tôi đã không ngừng từ Pháp lý của Pháp Luân Đại Pháp để giải thích. Tuy nhiên vị bằng hữu này của tôi vẫn không ngừng hỏi. Hai ngày trước, tôi đã đưa phát hiện “Vị lai Bát quái phương vị” nói cho vị này, và vị bằng hữu trông như đang ôm bảo bối trước ngực vậy. Nguyên là tôi không định dùng phát hiện này để giải đáp vấn đề cho bằng hữu, thế nhưng kết quả phát hiện đã giải đáp trọn vẹn những bí mật mà bằng hữu của tôi quan tâm; điều này vượt ra ngoài dự liệu của tôi.

Vị lai Bát quái phương vị (Phần 3)
Tác giả: Tiểu Nham

[Chanhkien.org]
(II) Tiên thiên Bát quái phương vị và Hậu thiên Bát quái phương vị
1. Nói từ «Phong Thần diễn nghĩa»
Vào những năm 80, 90 thế kỷ trước, tôi đọc được một tin tức trên báo chí nói rằng tại nơi mà Phục Hy năm xưa nhìn thấy bạch quy {rùa trắng} lại một lần nữa xuất hiện bạch quy, trên mu rùa có Bát quái văn. Nghe nói năm xưa Phục Hy nhờ quan sát Bát quái trên lưng rùa, sau đó ngẩng mặt nhìn trời, cúi đầu nhìn đất mà sáng lập Bát quái, khai sáng khởi nguyên văn hóa Trung Hoa. Sau đây tôi sẽ đưa ra một số thông tin sưu tập trên mạng để mọi người tham khảo.
“19 năm trước (tác giả ghi chú: tức năm 1984), người ta bắt được một cụ rùa trắng hơn 200 tuổi tại hồ Tiền Thành, gần đài Họa Quái ở Hoài Dương. Do đó, hồ rùa trắng xuất ra rùa trắng, đã chứng minh tính chân thực của truyền thuyết 6.000 năm trước, ông tổ Thái Hạo Phục Hy bắt được bạch quy ở Thái Thủy, đào ao nuôi thả, ngày đêm quan sát, bắt đầu sáng tác Bát quái. Sau 6 năm biến mất trong hồ khi được phóng sinh, hôm nay rùa trắng lại hiện thân tại Hoài Dương.”
“Vì sao bạch quy này xuất hiện tại đây và ‘dẫn người đến xem’? Theo cán bộ huyện về hưu, người từng nghiên cứu phong tục dân gian thì trong truyền thuyết, ông tổ Thái Hạo Phục Hy bấy giờ từ Thái Hà bắt được một con bạch quy, đào ao tự nuôi, thường đến ao quan sát và nhờ được gợi mở từ hoa văn trên thân bạch quy mà vẽ ra Bát quái; bởi vậy bạch quy là thánh vật giúp Phục Hy sáng tác Bát quái. Vậy rốt cuộc trên đời có bạch quy hay không? Sớm ngày 16 tháng 8 năm 1984, tại Đông Quan thuộc huyện Hoài Dương, một thiếu niên tên là Vương Đại Oa đã câu được một con bạch quy tại ao Bạch Quy trước đài Họa Quái. Chú rùa này toàn thân trắng toát, trong sáng lung linh, nặng 1,3 cân, gần như hình tròn. Theo giám định của chuyên gia hữu quan, chú rùa này đã 235 tuổi. Các chuyên gia kinh ngạc khi phát hiện các hoa văn trên thân bạch quy, cùng với bức họa Tiên thiên Bát quái của Phục Hy là nhất trí đến lạ thường. Chính giữa mu rùa có năm miếng, tượng trưng cho ‘Ngũ Hành’ là Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ; xung quanh trung tâm mu rùa có tám miếng, tượng trưng cho Bát quái là Càn, Cấn, Chấn, Tốn, Khảm, Ly, Khôn, Đoài; vòng ngoài mu rùa có 24 miếng, tượng trưng cho 24 tiết khí, dưới bụng có 12 miếng, tục xưng là ‘Địa chi’, tượng trưng cho Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi; móng rùa giống móng rồng, bắp chân có chữ ‘nhân’.”
“Theo «Nguyên hòa quận huyện đồ chí» thì: đài Bát quái và đàn Bát quái ở huyện Bắc chính là họa Bát quái do Phục Hy vẽ. Sử liệu hữu quan ở Hoài Dương ghi lại, sau khi định đô ở Hoài Dương, Phục Hy bắt được bạch quy từ Thái Thủy, đào ao nuôi dưỡng, ngẩng mặt nhìn trời, cúi đầu nhìn đất, quan sát vạn vật, lại căn cứ theo biến hóa thiên tượng và hình trên mu rùa để vẽ ra Bát quái. Năm 1984, bạch quy lại hiện thân tại Hoài Dương, còn ghi chép trước đó về bạch quy trong lịch sử thì chỉ là văn nhân mặc khách tưởng tượng mà thôi. Hôm nay, bạch quy lại một lần nữa hiện thân, khiến truyền thuyết trở thành hiện thực; vậy có thể nói, bạch quy là ‘hóa thạch sống’ để nghiên cứu văn hóa Phục Hy.”
Đương nhiên, đại đa số người ta chỉ coi đây là một câu chuyện để đọc cho vui, và coi việc lấy Bát quái từ bạch quy là một cố sự thần thoại không cách nào khảo cứu. Nhưng trên thực tế, dường như tất cả văn hóa các dân tộc đều bắt nguồn từ những cố sự thần thoại như vậy, chẳng lẽ cố sự thần thoại là chuyện của Thần thật ư? Bản thân tôi không định coi nó là cố sự, khi ấy tôi nghĩ, bạch quy tái hiện nhất định là biến hóa thiên tượng! Bạch quy tuyệt không phải là vô duyên vô cớ mà xuất hiện.
Ở đây tôi muốn kể cho mọi người một câu chuyện, và có thể các bạn chỉ coi như cố sự để nghe, bởi đây chẳng qua chỉ là một phỏng đoán của tôi mà thôi.
Mọi người nhất định đều từng nghe cố sự Đát Kỷ làm loạn triều đình rồi phải không. Điều này đối với việc Văn Vương suy ra “Hậu thiên Bát quái” là có quan hệ, là chủ tuyến của «Phong Thần diễn nghĩa». Đát Kỷ nguyên là con gái của Ký Châu hầu Tô Hộ, sau đó bị cáo chín đuôi phụ thể, rồi đi mê hoặc Trụ Vương nhà Thương, dẫn đến mất nước; Võ Vương từ đó khai sáng giang sơn nhà Chu kéo dài 800 năm, xã hội Trung Quốc từ đó tiến nhập vào “thời đại Thiên Tử” của “Hậu thiên Bát quái”.
Nếu như tôi nhớ không nhầm, thì đầu những năm 90 thế kỷ trước, tôi đã xem được một bài báo, nói trong rừng Tương Tây ở Hồ Nam, Trung Quốc, người ta đã phát hiện ra loài chim chín đầu có trong truyền thuyết. Đọc được tin tức này, tôi cảm thấy rất không hay, bởi tôi nghĩ tới cảnh thiên hạ đại loạn vì cáo chín đuôi năm xưa. Hồ ly yêu mị, hồ ly chín đuôi, nó nhất định là lẳng lơ dị thường; hôm nay xuất hiện chim chín đầu trong truyền thuyết, quả nhất định không thể xem thường. Chim thì thế nào? Chim thường ca hát, chim chín đầu ca hát thì nhất định là rất êm tai. Mấy năm sau, tại Tương Tây xuất hiện một “Spicy Girl”, luôn đứng hát bên cạnh Giang Trạch Dân, trở thành “quốc mẫu” nửa cấp ba lại nổi danh với nghiệp ca hát {nữ ca sĩ Tống Tổ Anh}. Đúng là thiên tượng đều có an bài ở bên dưới, chỉ có thế nhân là không tin mà thôi!


Vị lai Bát quái phương vị (Phần 4)
Tác giả: Tiểu Nham

[Chanhkien.org]
(II) Tiên thiên Bát quái phương vị và Hậu thiên Bát quái phương vị
2. Tiên thiên Bát quái phương vị
Sau đây chúng ta sẽ trở lại vấn đề chính. Nhiệm vụ chủ yếu của chúng ta trong phần này là trình bày tôi đã suy luận Hậu thiên Bát quái phương vị từ Tiên thiên Bát quái phương vị dựa trên cơ chế nào. Như vậy trước tiên chúng ta phải xem hình dạng Tiên thiên Bát quái phương vị (Hình 1 và Hình 2) cùng những ngụ ý trong đó.

Hình 1: Tiên thiên Bát quái phương vị đồ của Phục Hy
Trên đây là đồ hình “Tiên thiên Bát quái phương vị”. Theo truyền thuyết, thủy tổ văn hóa Trung Hoa là Phục Hy đã ngẩng mặt nhìn trời, cúi đầu nhìn đất mà sáng tạo ra phương vị Bát quái này. Tất nhiên, đây là cách nói về nguồn gốc của Bát quái trong xã hội nhân loại. Kỳ thực Bát quái có khởi nguyên cao hơn, vượt ra khỏi nhân loại. Như vậy ý nghĩa của nghiên cứu Bát quái phương vị là gì? Vì sao chúng ta phải nghiên cứu Bát quái phương vị? Chúng ta biết rằng, Bát quái là một loại mô hình vũ trụ, có sẵn công năng dự báo tương lai của vũ trụ và vận mệnh của con người. Dự báo như thế nào? Đương nhiên kinh điển nhất chính là có thể xem bói thông qua cỏ thi hoặc đồng tiền. Đây là coi bói đối với một sự kiện cụ thể, xem một quẻ tượng cụ thể để dự đoán cát hung. Còn nếu phải nghiên cứu một quy luật sự kiện lớn, ví dụ quy luật diễn hóa và thay đổi của xã hội nhân loại, thì nhất định phải biết thứ tự sắp xếp giữa các quái {quẻ} với nhau; đây chính là vấn đề Bát quái phương vị cần phải giải quyết, cũng chính là thứ tự sắp xếp của Bát quái. Mấy nghìn năm qua, tất cả mệnh lý thuật số trong «Chu dịch» đều là căn cứ vào thứ tự “Hậu thiên Bát quái phương vị” của Văn Vương mà thành lập. Nhưng “Hậu thiên Bát quái phương vị” là Chu Văn Vương căn cứ quan sát của mình đối với biến hóa thiên tượng hậu thiên để đưa ra. Do đó đây là Dịch học hậu thiên của Chu Văn Vương, còn gọi là «Chu dịch». Kỳ thực Dịch học không phải chỉ có «Chu dịch», ví dụ Dịch học trước Văn Vương còn có «Thương dịch» (Dịch học nhà Thương), «Hạ dịch» (Dịch học nhà Hạ), v.v. «Hạ dịch» lại có «Liên Sơn dịch»; «Thương dịch» lại có «Quy tàng dịch», v.v. Chiểu theo tập quán đặt tên, Dịch học Tây Hán được gọi là «Hán thượng dịch» (Tây Hán, Đông Hán còn được gọi là Hán thượng, Hán hạ); đây cũng chính là căn bản Dịch học tuổi thiếu thời của tôi. Tuy nhiên, về bản chất mà nói, các phiên bản Dịch học từ «Chu dịch» trở đi là không có khác biệt về bản chất với «Chu dịch», đều là căn cứ vào trình tự sắp xếp “Hậu thiên Bát quái phương vị” của Văn Vương, chỉ là thêm giải thích của người đời sau vào đó, ví dụ phiên bản «Chu dịch» hiện đại kèm theo giải thích của Thiệu Ung Thiệu Tử thời Bắc Tống.
Trước tiên chúng ta xem sự phân biệt các quẻ tượng của “Tiên thiên Bát quái” có ý nghĩa gì. “Tiên thiên Bát quái” phân biệt là 1 Càn (☰), 2 Đoài (☱), 3 Ly (☲), 4 Chấn (☳), 5 Tốn (☴), 6 Khảm (☵), 7 Cấn (☶), 8 Khôn (☷). Trình tự sắp xếp này dường như có chút kỳ quái, bởi vì nếu theo chiều kim đồng hồ thì phải là Càn, Tốn, Khảm, Cấn, Khôn, Chấn, Ly, Đoài, hoặc nếu ngược chiều kim đồng hồ thì phải là Càn, Đoài, Ly, Chấn, Khôn, Cấn, Khảm, Tốn. Vậy thì tại sao tôi lại nói trình tự sắp xếp là như vậy? Đây gọi là “Thái Cực tuần hoàn”, chứ không phải “viên chu tuần hoàn” (tuần hoàn theo chu vi hình tròn) như chúng ta vẫn biết. Điều này chúng ta sẽ phải nói đến ở dưới đây. Như vậy 1 Càn, 2 Đoài, 3 Ly, 4 Chấn, 5 Tốn, 6 Khảm, 7 Cấn, 8 Khôn phân biệt đại biểu ý nghĩa gì? Nói tới đây, một số độc giả có thể phải kiên trì một chút, bởi vì phương thức trình bày của tôi ở đây là để những độc giả nào chưa có căn bản về «Chu dịch» vẫn có thể hiểu được, do đó tri thức cơ sở có thể phải nói tường tận một chút. Bởi vì “Tiên thiên Bát quái” đối ứng với thiên tượng của vũ trụ, nên hàm nghĩa “Tiên thiên Bát quái” cũng đối ứng với một số yếu tố trong giới tự nhiên, phân biệt là: 1 Càn đại biểu Thiên {trời}, 2 Đoài đại biểu Trạch {đầm}, 3 Ly đại biểu Hỏa {lửa} (tác giả ghi chú: Hỏa có thể đại biểu ‘điện’, trong “Vị lai Bát quái phương vị” chúng ta sẽ phải sử dụng hàm nghĩa này), 4 Chấn đại biểu Lôi {sấm}, 5 Tốn đại biểu Phong {gió}, 6 Khảm đại biểu Thủy {nước}, 7 Cấn đại biểu Sơn {núi}, 8 Khôn đại biểu Địa {đất}, tham khảo Hình 2.

Hình 2: Biểu ý của Tiên thiên Bát quái
Như vậy đồ hình “Tiên thiên Bát quái phương vị” có ý nghĩa gì? Chúng ta biết rằng, “Tiên thiên Bát quái” là Dịch lý trước thời Văn Vương, là do Phục Hy sáng lập, đối ứng với thiên tượng vũ trụ trước thời Văn Vương. Như vậy thiên tượng vũ trụ thời ấy có đặc trưng gì? Chúng ta có thể từ đồ tượng “Tiên thiên Bát quái phương vị” để rút ra một số cái, bởi vì “Tiên thiên Bát quái phương vị” và thiên tượng vũ trụ thời bấy giờ là đối ứng. “Tiên thiên Bát quái phương vị” có thể phản ánh tầng không gian vũ trụ ở gần nhân loại, cũng chính là tầng vũ trụ mà nhân loại sinh tồn, trong đó vạn vật tự nhiên đều được sinh ra thành đôi, tồn tại đối lập nhau, ví dụ Thiên đối Địa (Càn đối Khôn), Hỏa đối Thủy (Ly đối Khảm), Phong đối Lôi (Tốn đối Chấn), Sơn đối Trạch (Cấn đối Đoài), mời xem Hình 2. Loại tồn tại đối lập này cũng chính là đặc tính vũ trụ thời ấy, rất nhấn mạnh tính đối lập của vạn vật, chính vì vậy có Phật thì có ma, có người thì có quỷ. Vì vậy đồ hình “Tiên thiên Bát quái phương vị” phản ánh một loại thế giới với Âm-Dương đối lập, cũng là phản ánh Lý tương sinh-tương khắc sản sinh từ một tầng thứ nhất định trong vũ trụ đi đến trạng thái cực đoan. Do đó “Tiên thiên Bát quái phương vị” trên thực tế là mô tả vũ trụ nguyên thủy đã đi đến một loại trạng thái đối lập cực đoan.
Như vậy chúng ta từ “Tiên thiên Bát quái phương vị” còn có thể nhìn ra được gì nữa? Chính là phương thức định nghĩa về Âm-Dương trong “Tiên thiên Bát quái phương vị”. Chúng ta biết rằng, trong Bái quái mỗi một nét gạch được gọi là ‘hào’. Hào có thể phân Âm-Dương. Dương là một gạch liền, Âm là một gạch đứt. Đây là phân biệt Âm-Dương trong hào. Vậy thì làm sao để phân biệt Âm-Dương trong một quẻ? Định nghĩa về Âm-Dương của quẻ tượng trong “Tiên thiên Bát quái phương vị” và “Hậu thiên Bát quái phương vị” là khác nhau, đây là chỗ mấu chốt để hiểu được Lý chuyển từ “Tiên thiên Bát quái phương vị” sang “Hậu thiên Bát quái phương vị”. Chúng ta biết rằng, trong Bát quái, ngoại trừ khái niệm về hào ra, còn có khái niệm về ‘vị’, cũng chính là điều gọi là ‘sơ vị’ (vị trí của hào ở dưới cùng), ‘trung vị’ và ‘thượng vị’ (tác giả ghi chú: trong 64 quẻ của «Chu dịch», vị trí hào ở dưới cùng nhất là sơ vị). Trong phân tích lý tính của Tây phương không hề có khái niệm “vị”, do đó “vị” là khái niệm đặc trưng của văn hóa phương Đông. “Tư tưởng trung dung” của Nho gia và cách nói “Cửu ngũ chi tôn” của văn hóa truyền thống cũng đều từ đây mà ra.
Trong “Tiên thiên Bát quái phương vị” thì Âm-Dương của hào ở vị trí sơ hào xác định Âm-Dương của quẻ tượng. Ví dụ vị trí sơ hào của Càn (☰), Đoài (☱), Ly (☲), Chấn (☳) đều là hào Dương, do đó bốn quẻ này đều là quẻ Dương; cũng như vậy vị trí sơ hào của Tốn (☴), Khảm (☵), Cấn (☶), Khôn (☷) đều là hào Âm, do đó bốn quẻ này đều là quẻ Âm. Chiểu theo cách phân định quẻ Âm-Dương này, chúng ta đưa Thái Cực vào đồ hình “Tiên thiên Bát quái phương vị” và được Hình 3; đây chính là quan hệ giữa “Tiên thiên Bát quái phương vị” và Thái Cực.

Hình 3: Quan hệ giữa Tiên thiên Bát quái và Thái Cực
Như vậy từ Hình 3, chúng ta có thể có được thông tin gì? Chính là nói rằng thuộc tính Âm-Dương của bất kể sinh mệnh nào cũng đều là do thuộc tính Âm-Dương tại vị trí sơ sinh quyết định, cũng là Âm-Dương của vị trí sơ hào quyết định Âm-Dương tiên thiên. Bởi vì trong quá trình luân hồi, thuộc tính nam-nữ Âm-Dương của sinh mệnh không ngừng biến hóa; thế nhưng thuộc tính Âm-Dương của sinh mệnh chân chính là do Âm-Dương tiên thiên quyết định, cũng chính là Âm-Dương của vị trí sơ hào quyết định. Chúng ta biết rằng, ba hào vị của Bát quái là thượng vị, sơ vị và trung vị thay nhau đại biểu cho tam tài là Thiên, Địa, nhân, hơn nữa nhân ở trung vị, do đó phải thủ trung, cần trung dung. Trong 64 quẻ, ba hào trên được gọi là ‘thượng quái’, trong đó hào số năm xác định trung vị của thượng quái, đại biểu người, thuộc bề trên, là vị trí Đế vương, thời xưa gọi là ‘Cửu ngũ chi tôn’, đại biểu vị trí Đế vương. Còn ba hào dưới trong 64 quẻ được gọi là ‘hạ quái’, trong đó hào số hai làm trung vị, là nhân vị của hạ quái. Do đó nhân vị của hạ quái là người dưới, gọi là ngôi của bề tôi, thuộc vị trí ‘Cửu nhị thủ trung’. Hào thứ ba, hào thứ tư đều thuộc vào vị trí tiến thoái lưỡng nan, tựa như bước trên băng mỏng, lên không được xuống cũng không xong. Còn sơ hào, hào đầu tiên của phần dưới thường là cảnh tượng vạn vật sơ sinh, quyết định Âm-Dương của sơ sinh, thuộc năng lượng vô cùng yếu kém, thuộc điều gọi là trạng thái “tiềm long vật dụng” {rồng ẩn chớ dùng}. Còn hào thứ sáu ở trên đỉnh đầu thường thuộc vị trí vượt quá ‘trung dung trung chính’, thuộc về trạng thái “kháng long hữu hối” {rồng cao ngạo thì phải hối hận}.
Lý Hồng Chí Tiên sinh đã có một đoạn giảng Pháp trong «Chuyển Pháp Luân» liên quan đến nguồn gốc của nam-nữ Âm-Dương, cũng có quan hệ đến ‘Âm Dương phản bối’ trong “Hậu thiên Bát quái’ mà chúng ta sẽ thảo luận sau. Do vậy xin cho phép tôi dẫn giải một chút cho quảng đại độc giả.
Trong mục “Phản tu và tá công“, Lý Hồng Chí Tiên sinh giảng: “Thực ra [ngay cả] chủ nguyên thần cũng không nhất định có cùng [giới tính] với nhục thân; bởi vì chúng tôi đã phát hiện rằng bây giờ nữ nguyên thần của nam có rất nhiều, nam nguyên thần của nữ cũng có rất nhiều; hoàn toàn phù hợp với điều mà hiện nay Đạo gia gọi là thiên tượng âm dương đảo chiều và âm thịnh dương suy.
Trong giới tu luyện giảng rằng sinh mệnh con người nguyên là đến từ không gian vũ trụ, do đó thuộc tính sinh mệnh chân chính của con người là nguyên thần chứ không phải nhục thân, Pháp Luân Đại Pháp gọi là ‘chủ nguyên thần’, còn rất nhiều công pháp Đạo gia gọi là ‘thức thần’. Sinh mệnh chân chính của con người là nguyên thần chứ không phải nhục thân. Nhưng giới tính của nguyên thần và nhục thân không nhất định là giống nhau, đặc biệt đến thời đại ‘Âm dương phản bối’ (thời đại “Hậu thiên Bát quái”) thì lại càng như vậy. Hiển nhiên, chúng ta từ “Tiên thiên Bát quái” có thể thấy được Lý này, Âm-Dương của Bát quái là do Âm-Dương của sơ vị (hào vị thứ nhất) quyết định. Bản thân “Tiên thiên Bát quái” là có một tầng ngụ ý ấy.
Tiếp theo, chúng ta lại xem quan hệ giữa “Tiên thiên Bát quái phương vị” và Thái Cực. Chúng ta phát hiện thấy Thái Cực này là một dạng hình tượng ‘trái Dương phải Âm’, cũng chính là điều gọi là ‘nam tả nữ hữu’. Loại Thái Cực ‘nam tả nữ hữu’ này đã thuyết minh một vấn đề gì? Chúng ta biết rằng, Dương khí thanh mà nhẹ, thăng lên trên; Âm khí đục mà nặng, hạ xuống dưới. ‘Trái Dương phải Âm’ đại biểu Âm-Dương không thể tương giao. Không thể tương giao chính là không có cơ chế “tương sinh” (chỉ có cơ chế đối lập, tương khắc), cũng chính là “Thần nhân” hoặc “Thiên nhân” tại không gian cao tầng trong vũ trụ còn chưa hạ xuống. Dưới mặt đất nếu như có người (người trước thời Văn Vương), thì đó chỉ là người sinh ra trên mặt đất, cũng chính là nhục thân này của con người, còn chưa có tư tưởng và văn hóa, cũng chính là người trên mặt đất mặc lớp da người này, không có quan hệ với người trên thiên thượng. Ý nghĩa căn bản của “Tiên thiên Bát quái phương vị” chính là đại biểu cho đặc tính của “vũ trụ đầu tiên”. Tất nhiên “vũ trụ đầu tiên” mà tôi nói này không phải cái gọi là “tiểu vũ trụ” 13 tỷ năm ánh sáng mà khoa học thực chứng và tri thức nhân loại nhận thức được, mà là “đại vũ trụ” bao gồm hàng nghìn vạn hồng khung hoàn vũ được giảng trong Pháp Luân Đại Pháp. “Vũ trụ đầu tiên” cũng là điều gọi là “cựu vũ trụ”. Tất nhiên đây chỉ là lý giải của cá nhân tôi.
3. Hậu thiên Bát quái phương vị
Sau đây chúng ta sẽ xem xét hình dạng của đồ hình “Hậu thiên Bát quái phương vị”, xin xem Hình 4.

Hình 4: Hậu thiên Bát quái phương vị đồ của Văn Vương
Độc giả sẽ phát hiện thấy Bát quái này cũng là “tám quẻ” ấy, chẳng qua vị trí sắp đặt của chúng khác với “Tiên thiên Bát quái phương vị” của Phục Hy, cũng là nói phương vị đã cải biến rồi, trình tự sắp xếp đã thay đổi rồi. Như vậy xem thế nào? Chính là Càn (☰), Khảm (☵), Cấn (☶), Chấn (☳), Tốn (☴), Ly (☲), Khôn (☷), Đoài (☱). Đây là trình tự sắp xếp mà mọi người đều hiểu rõ, các độc giả hiểu được «Chu dịch» đều biết cách đọc theo thứ tự này.
Chúng ta biết rằng, «Dịch học» thuộc vào dự trắc học, chỉ cần thứ tự thay đổi, thì cơ lý dự báo đã biến đổi rồi. Ở đây có lẽ phải kể cho mọi người một câu chuyện này. Chúng ta biết rằng, dự ngôn «Thôi bối đồ» là do Viên Thiên Cang và Lý Thuần Phong sống vào thời thịnh Đường Thái Tông sáng tác ra, có thể tiên tri những sự việc sau đó cả nghìn năm. Chiến loạn thời Đường mạt có ngũ đại thập quốc, «Thôi bối đồ» từ hoàng cung lưu lạc tới dân gian. Sau khi Tống Thái Tổ Triệu Khuông Dận nắm quyền, một ngày nọ Triệu Phổ đến hỏi ý Thái Tổ, nói là «Thôi bối đồ» đang được lưu truyền, nếu truyền rộng ra, người người đều biết khi nào thì Đại Tống vong quốc, vậy thì giang sơn Đại Tống làm sao thống trị đây? Phải chăng nên thu lấy «Thôi bối đồ» đang lưu truyền tại dân gian. Triệu Khuông Dận sau khi suy nghĩ nói rằng năm xưa Tần Thủy Hoàng đốt sách chôn nho cũng không thể tru diệt tư tưởng bách gia, thu giữ làm sao hết được! Trọng tâm của dự trắc học chính là trình tự thời gian, chúng ta chỉ cần đem trật tự trước sau của «Thôi bối đồ» đả loạn, đưa ra các bản «Thôi bối đồ» thứ tự khác nhau là khả dĩ rồi. Vàng thau lẫn lộn, người ta không có cách nào phân biệt phiên bản chân chính. Triệu Khuông Dận đúng là cao minh hơn Tần Thủy Hoàng, bản «Thôi bối đồ» mà chúng ta hiện nay xem được thực ra đều bị Triệu Khuông Dận đảo loạn rồi. Nếu như mất đi công năng dự trắc, thì người bình thường không cách nào biết được tương lai trong «Thôi bối đồ» trước khi sự việc xảy ra, và chỉ sau khi việc xảy ra rồi thì mới minh bạch. Ví dụ đồ hình Tượng 33 «Thôi bối đồ» vẽ một con thuyền chở tám mặt cờ xí và mười người đến từ hướng Đông Bắc, thì chỉ sau khi Mãn Thanh nhập quan, mọi người mới biết nó mang ý nghĩa gì. Lại như năm xưa khi Lý Tự Thành tạo phản, có một người tên Tống Hiến Sách chỉ nhờ nói cho Lý Tự Thành ý nghĩa một bức họa trong «Thôi bối đồ» mà có được chức quân sư. Nhưng cuối cùng quân sư kiểu này nhìn sai một bức họa khác và đưa ra quyết định sai lầm.
“Hậu thiên Bát quái” và “Tiên thiên Bát quái”, nhìn thì tựa như chỉ mấy quẻ tượng ấy, nhưng trình tự đã biến đổi rồi. Loại biến đổi trình tự này bản thân nó là đại biểu cho biến hóa thiên tượng của vũ trụ. Kỳ thực cũng không phải đơn giản chỉ là thay đổi trật tự các quẻ, mà là thiên tượng biến hóa dẫn tới Pháp lý biến hóa, đây mới là căn bản. Thiên tượng biến hóa khiến Pháp lý biến hóa, đây là trục chính để tôi đưa ra “Vị lai Bát quái phương vị” từ “Hậu thiên Bát quái phương vị”, và tôi cũng chắc rằng Văn Vương đã căn cứ tư tưởng này để định nghĩa lại mới Âm-Dương cho các quẻ tượng. Đây là chỗ then chốt trong đột phá lý luận của tôi. Trước tiên mời xem Hình 5, cũng chính là ngụ ý mới của “Hậu thiên Bát quái”.

Hình 5: Biểu ý của Hậu thiên Bát quái
Căn cứ “Hậu thiên Bát quái” của Văn Vương, chúng ta phát hiện thấy Văn Vương đã định nghĩa lại mới sự vật đại biểu của Bát quái, không lại dùng tám loại vật chất trong giới tự nhiên là Thiên {trời}, Địa {đất}, Thủy {nước}, Hỏa {lửa}, Sơn {núi}, Trạch {đầm}, Phong {gió}, Lôi {sấm} nữa, mà dùng nhân luân để định nghĩa sự vật đối ứng hoặc đại biểu cho Bát quái. Trong Bát quái của Văn Vương, tám quẻ phân biệt đại biểu như sau: Càn là Phụ {cha}, Khôn là Mẫu {mẹ}, Chấn là trưởng nam {con trai cả}, Tốn là trưởng nữ {con gái cả}, Khảm là trung nam {con trai thứ}, Ly là trung nữ {con gái thứ}, Cấn là thiếu nam {con trai út}, Đoài là thiếu nữ {con gái út}. ‘Nhân luân Bái quái’ này chính là bước tiến của tôi trong quá trình đưa ra “Vị lai Bát quái phương vị” từ “Hậu thiên Bát quái phương vị”.
Loại “Nhân luân Bái quái” này của Văn Vương, tức “Hậu thiên Bát quái”, là khác với “Tự nhiên Bát quái” của vạn vật vũ trụ, tức “Tiên thiên Bát quái” hoặc “Vũ trụ Bát quái”. Đây là điểm cực kỳ trọng yếu. Bậc thầy thuật số Thiệu Ung viết: “Thiệu Tử nói, Bát quái này của Văn Vương là vị trí dùng cho người, tức cái học của hậu thiên.” Câu nói này của Thiệu Tử đã khiến tôi hiểu rõ cơ lý của Bát quái, và là manh mối giúp tôi tìm ra biến hóa nhân lý tương ứng với biến hóa Thiên lý.
Tiếp theo, chúng ta phát hiện thấy cùng với việc Văn Vương định nghĩa lại mới ý nghĩa nhân luân cho Bát quái, thì ông còn định nghĩa lại mới Âm-Dương cho mỗi quẻ tượng. Văn Vương không lại dùng phương pháp định nghĩa Âm-Dương bằng vị trí sơ hào của “Tiên thiên Bát quái” nữa, mà lấy nam-nữ của nhân luân để định nghĩa lại mới Âm-Dương. Trưởng nam lấy hào thứ nhất là hào Dương để định nghĩa, trưởng nữ lấy hào thứ nhất là hào Âm để định nghĩa, trung nam lấy hào thứ hai là hào Dương để định nghĩa, trung nữ lấy hào thứ hai là hào Âm để định nghĩa, thiếu nam lấy hào thứ ba là hào Dương để định nghĩa, thiếu nữ lấy hào thứ ba là hào Âm để định nghĩa. Phụ quái {cha} là toàn Dương, Mẫu quái {mẹ} là toàn âm. Nhân luân từ trưởng nam tới thiếu nữ có khác biệt, mà chúng ta sẽ phải nói đến sau. Hàm nghĩa việc chúng ta suy luận “Hậu thiên Bát quái” và “Vị lai Bát quái” là rất có tương quan.
Do Văn Dương đã định nghĩa lại mới Âm-Dương cho Bát quái, nên tiếp theo chúng ta phải xem lại quan hệ Âm-Dương giữa “Hậu thiên Bát quái phương vị” và Thái Cực, bởi vì loại quan hệ đối ứng này đã được định nghĩa lại mới rồi. Mời xem Hình 6, đây chính là quan hệ giữa “Hậu thiên Bát quái phương vị” và Thái Cực.

Hình 6: Quan hệ giữa Hậu thiên Bát quái phương vị và Thái Cực
Nhìn vào đồ hình, chúng ta có thể thấy được điều gì? Chúng ta thấy được một loại kết cấu sắp xếp ‘nữ trên nam dưới’, cũng chính là điều mà Đạo gia gọi là thiên tượng “Âm Dương phản bối”. Như vậy thiên tượng mới này vì sao lại có Âm-Dương đảo ngược? Âm-Dương đảo ngược rốt cuộc có ý nghĩa gì? Có thể rất nhiều độc giả sẽ có thắc mắc này.
Chúng ta đã nói ở trước rằng, Dương khí thanh mà nhẹ, thăng lên trên; Âm khí đục mà nặng, hạ xuống dưới. Kết cấu ‘trái Dương phải Âm’ của “Tiên thiên Bát quái phương vị” khiến Âm-Dương chạy theo hai hướng khác nhau, không thể tương giao, không có cơ chế “sinh”, cũng chính là không có cơ chế “Thiên nhân đi xuống”. Còn thể hiện của “Hậu thiên Bát quái phương vị” là một loại hình tượng ‘trên Âm dưới Dương’. Chúng ta biết rằng, Dương nhẹ nên lẽ ra phải ở trên, Âm nặng nên lẽ ra phải ở dưới; ‘trên Dương dưới Âm’ mới là quan hệ sắp đặt đúng nhất của Âm-Dương. Thế nhưng quan hệ Âm-Dương biểu hiện trong “Hậu thiên Bát quái phương vị” lại hoàn toàn tương phản, là ‘trên Âm dưới Dương’; đây chính là hiện tượng ‘Âm Dương phản bối’ được giảng trong Đạo gia.
Như vậy vì sao Âm-Dương lại đảo ngược? Vì sao Âm-Dương trong “Hậu thiên Bát quái phương vị” lại đảo ngược? Đây mới là chỗ then chốt. Chẳng phải chúng ta đã từng nói qua rồi sao? “Thiệu Tử nói, Bát quái này của Văn Vương là vị trí dùng cho người, tức cái học của hậu thiên“. Câu nói này đã chỉ rõ ra chỗ mấu chốt.
‘Trên Âm dưới Dương” là vì điều gì? Chỉ có ‘trên Âm dưới Dương’, thì Âm-Dương mới có thể tương giao, bởi vì Âm khí nặng, phải hạ xuống, Dương khí nhẹ, phải thăng lên. Chỉ có ‘trên Âm dưới Dương’ thì giữa Âm hạ xuống và Dương thăng lên mới có thể tương hỗ tương giao. Chúng ta biết rằng, chỉ có nam-nữ tương giao mới có thể sinh dục, mới có thể sinh sôi đời sau, mới có cái gọi là sinh sản không ngừng, sinh sôi nhân loại; do đó chỉ có kết cấu đảo ngược ‘trên Âm dưới Dương’ mới có thể sản sinh xã hội nhân loại, mới có thể sản sinh con người; đây chính là ý nghĩa của con người trong vũ trụ, và mới có cái gọi là ‘nhân luân’. Âm Dương phản bối trong vũ trụ để sản sinh xã hội nhân loại mới là bản chất trong “Hậu thiên Bát quái” của Văn Vương, mới là lý do Văn Vương căn cứ biến đổi thiên tượng của vũ trụ để đưa ra kết cấu Bát quái phương vị mới. Bởi vì không gian vũ trụ cần sản sinh người—đây là một loại ý nghĩa vũ trụ của con người.
Vậy thì trước thời Văn Vương chẳng lẽ không có con người? Chẳng phải Trụ Vương của nhà Thương cũng là người ư? Chẳng phải hai triều Hạ, Thương cũng đều có con người đấy sao? Chúng ta đã từng nói qua, người trước thời Văn Vương chỉ là một loại nhục thân của con người, thuộc người trên mặt đất; còn sau thời Văn Vương, bởi vì xã hội nhân loại có liên quan đến Chính Pháp vũ trụ bắt đầu, nên Thiên nhân {người từ trời} đã bắt đầu đi xuống; đây chính là nguyên thần của Thiên nhân bắt đầu nhập vào nhục thân của người trên mặt đất, cũng chính là ngày càng nhiều lớp da người trên mặt đất bắt đầu bị Thiên nhân chiếm hữu rồi. Biểu hiện Âm ở trên hạ xuống trong “Hậu thiên Bát quái” thực tế đã tiết lộ thiên tượng “Thiên nhân đi xuống”. Kỳ thực, điều gọi là ‘Thiên Địa tương giao mà sinh người’ và “Thiên nhân đi xuống” đều nói về cùng một sự việc, chẳng qua là góc độ quan sát khác nhau mà thôi. Lão Tử giảng: “Nhất sinh nhị, nhị sinh tam, tam sinh vạn vật“, chính là giảng một đạo lý. “Tam” chính là người trong tam tài ‘Thiên Địa nhân’, nghĩa là người do Thiên Địa tương giao mà sinh ra.
Hiện tượng “Thiên nhân đi xuống” này biểu hiện như thế nào tại nhân gian? Bởi vì “Thiên nhân đi xuống”, nên Thiên nhân cũng mang theo các chủng tư tưởng trên thiên thượng đến thế gian, trên mặt đất biểu hiện là bách gia chư tử tại Trung Quốc. Tư tưởng bách gia {trăm phái} xuất hiện vào cùng một thời gian. Tại Tây phương, tư tưởng bách gia ở vào cùng thời đại với Phật Thích Ca Mâu Ni ở Ấn Độ cổ, Socrates, Plato và Aristotle ở Hy Lạp cổ, và sau đó còn có Chúa Jesus. Văn minh nhân loại vì sao phát triển theo phương thức ‘bùng phát’, vì sao “khởi điểm đã là đỉnh điểm”? Chính bởi nguyên nhân “Thiên nhân đi xuống”. Ngoài ra, chúng ta còn có thể thấy rằng, “Hậu thiên Bát quái” đã tiết lộ một trách nhiệm định vị của nhân loại trong vũ trụ, chính là nam-nữ tương giao, sinh sôi không ngừng. Điều này khiến tôi liên tưởng tới các loại quan hệ hôn nhân biến dị trong xã hội nhân loại hiện đại, nào là đồng tính luyến ái, gia đình khắc đinh và kế hoạch hóa gia đình, hết thảy đều trái ngược với ý nguyện của Thần và sứ mệnh được an bài cho xã hội nhân loại. Như vậy vào lúc đại thẩm phán tối hậu tại nhân loại, với những tội ác được Thần chứng kiến ấy, liệu họ có thoát được không?!
Vì thế mới nói, “Hậu thiên Bát quái phương vị” của Văn Vương đã tiết lộ cảnh tượng “Vũ trụ tương giao mà sinh người, Thiên nhân đi xuống nhập da người”. Văn Vương thực ra chỉ nhìn thấy “Vũ trụ tương giao mà sinh người” chứ không thấy được cảnh tượng bách gia tranh minh {trăm phái tranh luận} và “Thiên nhân đi xuống nhập da người” phát sinh sau đó. Thiệu Tử cũng chưa chắc đã minh bạch hàm nghĩa chân chính của “Thiên nhân đi xuống”. Như vậy Thiên nhân vì sao phải đi xuống? Một số độc giả có thể nghĩ tới vấn đề này. Vấn đề này liên quan tới bí mật cuối cùng của Bát quái, liên quan tới bí mật sự tồn tại và sinh sôi của xã hội nhân loại, liên quan tới đại bí mật của vũ trụ (tương quan mật thiết với vũ trụ đầu tiên và vũ trụ tương lai). Những vấn đề này sẽ được chúng ta giải đáp ở các phần sau. Trong phần này độc giả chỉ cần biết rằng “Hậu thiên Bát quái phương vị” của Văn Vương đối ứng với Thái Cực ‘trên Âm dưới Dương’, là một hiện tượng ‘Âm Dương phản bối’, ngoài ra “Hậu thiên Bát quái phương vị” là phân Âm-Dương theo nhân luân nam-nữ. Độc giả trước mắt chỉ cần biết đến như vậy là được rồi.
(III) Từ Tiên thiên Bát quái phương vị suy ra Hậu thiên Bát quái phương vị
Sau đây tôi phải nói về việc tôi đã suy luận “Hậu thiên Bát quái phương vị” của Văn Vương từ “Tiên thiên Bát quái phương vị” của Phục Hy như thế nào. Đây cũng là vấn đề chủ yếu trong loạt bài này, bởi vì nó là cơ sở để đưa ra “Vị lai Bát quái phương vị”; chỉ cần minh bạch cơ lý tương quan, thì đại đa số độc giả có thể tự mình suy luận ra “Vị lai Bát quái”, tôi tin chắc như vậy.
Chúng ta biết rằng, ý định ban đầu của «Kinh dịch» chính là khoa học về biến hóa, cũng chính là nghiên cứu về biến hóa, chẳng qua biến hóa có lớn có nhỏ, từ việc nhỏ như cát hung của cá nhân, cho tới việc lớn như hưng suy của triều đại và quốc gia, cũng như biến hóa của xã hội nhân loại và toàn vũ trụ, thậm chí là quy luật biến hóa của thiên thể. Người Trung Quốc thường gọi ‘biến hóa’ là ‘biến quái’, tức là hay thay đổi. Đây là học từ «Kinh dịch» mà ra. Như vậy căn cứ vào Dịch lý, chúng ta coi biến hóa như thế nào? Đây cũng là Lý biến hóa của «Kinh dịch» mà chúng ta phải nghiên cứu.
1. Nhị nguyên tam yếu tố
Chúng ta biết rằng, khoa học thực chứng Tây phương chính là giảng thuyết cố định, tư tưởng chủ đạo không giảng biến hóa, không nghiên cứu về biến hóa, còn giảng vật chất và tinh thần là ‘nhị phân’, từ đó mới có tranh luận triết học về vấn đề vật chất là đệ nhất tính hay tinh thần là đệ nhất tính. ‘Nhị phân pháp’ là giả thiết tiền đề của phương pháp luận và nhận thức luận Tây phương. Nhưng văn hóa truyền thống Đông phương chính là giảng ‘hợp nhất pháp’, không phải ‘nhị phân pháp’, ví như tư tưởng truyền thống Trung Quốc giảng “thiên nhân hợp nhất” {hợp nhất giữa Trời và người}, “tri hành hợp nhất” {hợp nhất giữa nhận thức và hành động}. Hệ thống giáo dục Trung Quốc hiện tại chỉ coi văn hóa truyền thống Trung Quốc là một loại tri thức để mà học, chứ không coi là một loại tư tưởng. Tuy nhiên nó thực sự là một hệ tư tưởng, nhưng hoàn toàn khác với hệ tư tưởng Tây phương. Thế nhưng rất nhiều người đã dùng phương pháp luận và tiêu chuẩn phán xét Tây phương để đánh giá hệ tư tưởng Đông phương, hoàn toàn là trống đánh xuôi, kèn thổi ngược, từ đó xuất hiện rất nhiều cái gọi là “chuyên gia” phủ định Trung y Trung Quốc.
Tôi khi làm luận văn Tiến sĩ cũng có suy nghĩ như vậy. Sách giáo khoa Trung Quốc truyền bá cho người ta cái gọi là “vật chất là đệ nhất tính hay tinh thần là đệ nhất tính, đây là vấn đề căn bản của triết học”; loại nhận định này là hoàn toàn sai lầm, câu nói này bản thân nó đã là sự mâu thuẫn triết học và ngụy biện. Tại sao gọi là “vấn đề căn bản”? Như thế nào mới được gọi là “căn bản”? Nếu như trước vấn đề này không có vấn đề hoặc giả thiết nào, vậy thì vấn đề này bản thân nó không thể trở thành “căn bản” nào cả, bởi vì trước lô-gíc còn có vấn đề “căn bản” hơn, còn có tiền đề giả thiết, còn có “căn”. Tôi nói rằng “vật chất là đệ nhất tính hay tinh thần là đệ nhất tính” chính là một giả thiết “nhị nguyên luận”. Nếu như vượt ra khỏi giả thiết “nhị nguyên luận”, thì mệnh đề này sẽ có vấn đề, không còn có ý nghĩa nữa. Tôi thường đưa ra một ví dụ này. Tôi nói nếu như gia đình có hai người con trai, thì chúng ta nghiên cứu ai là anh, ai là em mới có ý nghĩa thực tế. Còn nếu gia đình chỉ có con một, thì anh cũng là anh ta mà em cũng là anh ta, lớn nhỏ đều là anh ta, phân ra nào có ý nghĩa gì đâu? Tình huống ‘con một’ này cũng tương đương với ‘nhất nguyên luận’ và ‘hỗn nguyên luận’ trong triết học. Nếu gia đình này có mười người con trai, thì chúng ta nghiên cứu ai là anh, ai là em cũng không có ý nghĩa nữa. Đưa ra anh trai, em trai xong rồi, vậy thì tám người kia tính sao đây? Họ là do ai quản đây? Đây chính là tình huống ‘đa nguyên luận’ trong triết học. Do đó tôi cho rằng “vật chất là đệ nhất tính hay tinh thần là đệ nhất tính” là một ngụy vấn đề, hoàn hoàn không phải vấn đề căn bản của triết học. Điều này khiến chúng ta phải xem lại giả thiết ‘nhị phân pháp’. Chỉ có dùng ‘nhị phân pháp’ thì vật chất và tinh thần mới có thể phân chia. ‘Nhị phân pháp’ này xem ra rất công chính, nhưng thực ra không phải, bởi vì giả thiết của ‘nhị phân pháp’ là giả thiết khả phân; bản thân nó là một giả thiết ưu tiên vật chất tính, bởi chỉ có vật chất tính mới có tính khả phân và biệt lập. Lấy giả thiết mang tính vật chất để hướng đạo tính chất vật chất, sau đó lại hỏi “vật chất có trước hay tinh thần có trước”, đây chẳng phải sự trùng lặp lô-gíc là gì? Đã chỉ định cái gì có trước, sau đó lại hỏi cái nào có trước, chẳng khác nào tự phong cho mình chức quán quân, rồi sau đó lại hỏi mọi người ai là đệ nhất. Chẳng phải lừa gạt là gì?! Đây hoàn toàn là một loại lô-gíc cưỡng chế rõ ràng.
Tiếp theo, trong luận văn tôi nghĩ thế này, trước tiên chúng ta không thể nghiên cứu vấn đề ai là đệ nhất ai là đệ nhị, ‘nhị nguyên’ hoặc ‘nhị phân’ cần phải là ‘tam yếu tố’, chứ không chỉ là hai yếu tố. Cũng là nói rằng giữa ‘nhị nguyên’ {hai nguyên tố} nhất định phải có chủng quan hệ nào đó. Nếu không có quan hệ tương hỗ, thì cách phân chia ‘nhị nguyên’ này còn có ý nghĩa nào nữa? Tựa như một nam một nữ, giữa họ nhất định phải có quan hệ nào đó, mới có thể thành người một nhà. Ví dụ họ là vợ chồng, quan hệ phu thê, thì giữa họ mới có thể tương giao mà sản sinh đời sau. Chúng ta không thể tùy tiện ra phố tìm hai người nam nữ để khiến họ sinh hài tử được.
Do đó tôi luôn cho rằng là nhị nguyên tam yếu tố, thì yếu tố thứ ba này chính là quan hệ tương hỗ giữa hai nguyên tố. Từ đó tôi đem “quan hệ tương hỗ” coi như là một yếu tố để nghiên cứu. Loại nhận thức này của tôi đã có thể tìm thấy bằng chứng trong lý luận thông tin hiện đại. Ví dụ trong lý luận thông tin, chúng ta không thể đem biến lượng tương đối cố định ra làm biến lượng được, loại biến lượng này được gọi là “tồn lượng”; ngoài ra, chúng ta còn có dòng lưu chuyển thông tin gọi là “lưu lượng”. “Dòng thông tin” hoặc “lưu lượng” cũng biểu thị một “quan hệ tương hỗ” giữa các yếu tố cố định, là một lượng quan hệ, là biến lượng có thể nghiên cứu hoặc phân tích độc lập. Xin xem Hình 7. Tôi không muốn sử dụng thuật ngữ ‘nhị phân pháp’ về phân chia vật chất và tinh thần nữa, do đó tôi sử dụng hai thuật ngữ là ‘chủ thể’ và ‘khách thể’ để thay thế. 
2. Từ tam yếu tố đến tam tài Thiên Địa nhân
Sau đó tôi đã phát hiện ra rằng loại kết cấu nhị nguyên tam yếu tố này cũng chính là kết cấu tam tài Thiên Địa nhân của văn hóa truyền thống Trung Quốc (xem Hình 8). Nói thực, rất là hổ thẹn, bởi vì vào lúc làm luận văn Tiến sĩ thời ấy, tôi thậm chí còn chưa nghe qua kết cấu tam tài nào cả. Tôi cũng như dân chúng Trung Quốc Đại Lục, đều bị văn hóa đảng làm độc hại; tôi khi ấy biết rất ít về văn hóa truyền thống của tổ tiên.
Hình 8: Từ tam yếu tố đến kết cấu tam tài Thiên Địa nhân
3. Từ yếu tố “nhân” trong tam tài triển khai theo chiều ngang thành nhân trục

Hình 9: Triển khai yếu tố thứ ba theo chiều ngang
Tiếp đó, tôi đem yếu tố thứ ba triển khai theo chiều ngang; khi ấy tôi gọi là “trục quyết sách”, tham khảo Hình 9. Chúng ta không cần phải nghiên cứu tên gọi và ý nghĩa cụ thể của những yếu tố được triển khai này, bởi vì đây không phải ý nghĩa sở tại của bài viết; chúng ta quan trọng là phải sử dụng ý nghĩa của việc triển khai theo chiều ngang. Bởi vì nguyên luận văn là Anh văn, ví dụ từ “lực lượng” nghĩa tiếng Anh là “power”, đã có quyền, lại có thế, còn có ý nghĩa về lực; tuy nhiên “quyền thế” trong tiếng Trung rõ ràng là một từ mang hàm nghĩa xấu, do đó tôi đã sử dụng từ “lực lượng” để thay thế, tuy nhiên không có ý nghĩa về “thế”, không cách nào phản ánh được ý nghĩa từ “power”. Thực ra Trung văn đúng là như vậy, có từ với nội hàm thâm sâu khi phiên dịch thành Anh văn thì có sử dụng mười câu, trăm câu cũng không sao biểu đạt được. Đây chính là khác biệt về tư tưởng văn hóa. Tách khỏi hoàn cảnh văn hóa và ngôn ngữ, chỉ từ ý nghĩa văn tự mà lý giải thì không hiểu được hàm nghĩa thâm sâu.
Sau khi liễu giải được kết cấu tam tài Thiên Địa nhân, tôi trở lại vấn đề phương pháp luận của luận văn, thì phát hiện thấy “trục quyết sách” mà tôi xây dựng là đối ứng với triển khai “nhân trục” của kết cấu tam tài, tức là đem yếu tố “nhân” trong tam tài triển khai theo chiều ngang thành “nhân trục”, triển khai thành nhiều yếu tố theo chiều ngang—như yếu tố quyết sách, xem thêm Hình 10.

Hình 10: Triển khai 'nhân trục'

Hình 11: 'Nhân trục' và 'Thần trục" hình chữ thập
Đồng thời với triển khai “nhân trục” theo chiều ngang, tôi đem nguyên trục đứng Thiên Địa nhân gọi là “Thần trục”, xin xem Hình 11. “Thần trục” là hướng dọc, “nhân trục” là hướng ngang. Sau đó tôi dùng “trục chữ thập” này để nghiên cứu sự bất đồng trong tư tưởng và văn hóa giữa Đông và Tây phương. Văn hóa chủ lưu Tây phương, bao gồm truyền thống khoa học thực chứng mấy trăm năm qua, đều ở trên “nhân trục” nằm ngang. Tư tưởng Tây phương chính là nằm ngang, đều ở trên tầng thứ mà nhân loại đang tồn tại. Bởi vì ở trên tầng diện nằm ngang, nên không thể theo đuổi những thứ ở cao tầng, chỉ truy cầu kéo dài hoặc phát triển theo chiều ngang, truy cầu khuếch đại bán kính vật chất và bề ngoài. Nhưng tư tưởng Đông phương là theo chiều dọc, các bậc hiền triết và người tu luyện phương Đông đều truy cầu sự đề cao tầng thứ, đều nằm trên “Thần trục”, do đó văn hóa Đông phương giảng giáo hóa nhân tính, đề cao tâm tính.
“Nhân trục” còn gọi là “nhân thế trục”, “Thần trục” còn gọi là “Thần vũ trục”, trước đây tôi còn gọi là “Thiên trục”. Bởi vì “Thiên trục” dễ nhầm với Thiên Địa nhân và quẻ Thiên Càn, nên tôi thấy gọi là “Thần trục” hoặc “Thần vũ trục” thì tốt hơn.
Dịch từ:
4. Tôi suy luận “Hậu thiên Bát quái phương vị” của Văn Vương như thế nào?
Điều tôi nói ở đây gồm có một tiền đề và ba nguyên lý. Một tiền đề chính là tiền đề về phân trục như tôi vừa nói qua, với định nghĩa “nhân trục” nằm ngang và “Thần trục” nằm dọc. Vậy còn ba nguyên lý là gì? Chính là ba nguyên lý biến động, trong đó hai cái là nguyên lý biến động của vũ trụ, còn một cái là nguyên lý biến động của xã hội nhân loại hoặc điều chỉnh tùy động. Đây chính là ba nguyên lý, rất là giản đơn, không hề phức tạp.
Trước tiên chúng ta đem phương pháp phân trục hình chữ thập áp dụng vào “Tiên thiên Bát quái phương vị” của Phục Hy. Như vậy chúng ta được Hình 12. Hai quẻ Càn (☰), Khôn (☷) {Thiên, Địa} nằm trên ‘Thần vũ trục’. Bởi vì như chúng ta biết, nếu như đem Bát quái kết hợp với Ngũ hành, thì trung ương của Ngũ hành là Thổ, Thổ vượng tứ phương, trung ương là Thổ. Thổ cũng đại biểu cho người, văn hóa Trung Quốc “lấy Thổ làm tôn”, người sống trên đất, do vậy mới gọi là “Trung Thổ”. Bởi vì trung ương là người, cho nên “Thần vũ trục” cũng ẩn hàm quan hệ Thiên-Địa-nhân. Còn “nhân trục” nằm ngang triển khai thành Khảm (☵), Ly (☲) {Thủy, Hỏa}, đại biểu hai chủng vật chất không thể ly khai tại thế gian nhân loại; do đó hai quẻ Khảm, Ly đại biểu nhân loại, đại biểu “nhân thế trục” triển khai theo chiều ngang. Hình 12 chính là quan hệ giữa “Tiên thiên Bát quái” và trục hình chữ thập. Như vậy chúng ta đã chuẩn bị tiền đề để nghiên cứu biến hóa của Bát quái.

Hình 12: Tiên thiên Bát quái phương vị và trục hình chữ thập
Tiếp theo chúng ta phải nghiên cứu xem biến động như thế nào; đây chính là trọng tâm nhất của Dịch lý, là cơ lý về biến động. «Kinh dịch» chính là Dịch lý, cũng là Lý biến hóa. Vũ trụ biến động như thế nào? Thiên Địa biến động như thế nào? Xã hội nhân loại biến động như thế nào? Nhân loại cần biến động theo thiên tượng như thế nào? Đây đều là Dịch lý tối đại, tuyệt không đơn giản như những tiểu đạo về bói mệnh, toán quái.
Vậy thì rốt cuộc biến động như thế nào? Biến động của vũ trụ phản ánh ra sao trong biến đổi của Bát quái phương vị? Ban đầu tôi đã nghiên cứu gợi ý từ câu nói trong «Chuyển Pháp Luân», “Xoáy vào (thuận chiều kim đồng hồ) độ bản thân, xoáy ra (ngược chiều kim đồng hồ) độ nhân“, xin xem Hình 13. Pháp Luân xoáy vào (thuận chiều kim đồng hồ) đại biểu cho độ bản thân, hướng vào trong, tu luyện tự kỷ, yêu cầu tự kỷ, cải biến tự kỷ, đề cao tâm tính, đề thăng, trở về vũ trụ, phản bổn quy chân, v.v. Pháp Luân xoáy ra (ngược chiều kim đồng hồ) độ nhân, hướng ra ngoài, cứu người, hành động, cải biến thế giới, yêu cầu người khác, chỉ huy người khác, hạ xuống nhân gian, v.v. Để biết nội dung chi tiết, xin mời quý độc giả tìm đọc cuốn «Chuyển Pháp Luân» của Lý Hồng Chí Tiên sinh. Ý nghĩa của việc Pháp Luân chuyển động thuận chiều kim đồng hồ và ngược chiều kim đồng hồ đã gợi mở cho tôi. Nếu như vũ trụ lớn biến động, thì phản ánh như thế nào lên Bát quái phương vị? Ở trên chúng ta đã phân tích hai trục trong “Tiên thiên Bát quái”, như vậy đại biến động của vũ trụ nhất định sẽ phản ánh lên chuyển động của “nhân trục” và “Thần trục”. Vũ trụ phải biến động, mục đích là cải biến vũ trụ, là hành động, là cần cứu độ, là “Thiên nhân đi xuống”, do đó “Thần trục” phải xoay chuyển ngược chiều kim đồng hồ. Khi ấy tôi chính là nghĩ như vậy. Nhưng hiện tại tôi cho rằng, biến hóa từ “Tiên thiên Bát quái phương vị” sang “Hậu thiên Bát quái phương vị” là do Thần trục động, bởi vì Thiên nhân đi xuống. Bởi vì Thần trục động, nên nhất định phải khiến nhân trục hoán vị, nhân trục ở đây chỉ là động theo. Nhưng nhân trục động, chính là phản bổn quy chân; đây là nguyên nhân biến động từ “Hậu thiên Bát quái” sang “Vị lai Bát quái”.

Hình 13: Phương hướng và ý nghĩa sự xoay chuyển của Pháp Luân
“Thần trục” và “nhân trục” hoán vị cho nhau, đây là nguyên lý biến hóa thứ nhất để suy luận “Hậu thiên Bát quái phương vị”. Phản ánh chính là sự kiện trọng đại “Thiên nhân đi xuống” trong vũ trụ. Cũng là nói rằng, đại biến động của vũ trụ trước tiên phản ánh ở sự đổi chỗ giữa “Thần trục” và “nhân trục” trong “Bát quái phương vị đồ”. Thông qua đổi chỗ giữa “Thần trục” và “nhân trục” (Hình 14), chúng ta được trạng thái quá độ thứ nhất từ “Tiên thiên Bát quái phương vị” sang “Hậu thiên Bát quái phương vị”, như thể hiện ở Hình 15.

Hình 14: Thần trục và nhân trục đổi chỗ

Hình 15: Từ Tiên thiên Bát quái chuyển sang trạng thái quá độ thứ nhất của Hậu thiên Bát quái
Tiếp theo tôi sẽ giới thiệu một khái niệm tương quan với Bát quái, đó là đồ hình ‘Thiên viên Địa phương’ {Trời tròn Đất vuông}, hoặc gọi là đồ hình ‘ngoại viên nội phương’ {ngoài tròn trong vuông}. Đồ hình ‘Thiên viên Địa phương’ này thuyết minh điều gì? Chính là nói, trên Bát quái phương vị đồ, bốn quẻ nằm trên “nhân thế trục” và “Thần vũ trục” là đại biểu bốn cực của hình tròn ‘Thiên viên’; còn bốn quẻ còn lại là nằm ở bốn góc của hình vuông ‘Địa phương’. ‘Thiên viên Địa phương’ cũng là nói rằng tròn đại biểu cho Trời, vuông đại biểu cho Đất. Tuy nhiên người viết cho rằng đây chỉ là một loại lý giải nông cạn. Tôi rất mong tiếp thu nhận thức về ‘ngoại viên nội phương’. Bản thân tôi cho rằng, tròn đại biểu bên ngoài, đại biểu cho “đại vũ trụ”, còn vuông đại biểu bên trong, đại biểu cho “tiểu vũ trụ”, hoặc hệ Ngân Hà mà nhân loại chúng ta đang cư ngụ.

Hình 16: Thiên viên Địa phương đồ
Như vậy, chúng ta phát hiện thấy Lý biến hóa mà chúng ta đã đề cập tương đương với đổi trục hoán vị bốn quẻ ở hình tròn bên ngoài, hơn nữa là chiểu theo cơ lý xoay chuyển của Pháp Luân. Loại chuyển hoán này chỉ liên quan đến bốn quẻ trên hình tròn bên ngoài, và không hề động tới bốn quẻ nằm tại bốn góc hình vuông bên trong. Như vậy bốn quẻ ‘tứ giác quái’ này biến hóa như thế nào? Lúc này phương vị Thái Cực mà chúng ta đã nói ở trước mới khởi tác dụng. Chúng ta thử đặt ‘Tiên thiên Thái Cực’ vào đồ hình ‘Thiên viên Địa phương’ thì sẽ rõ.

Hình 17: Thiên viên Địa phương của Tiên thiên Bát quái và Thái Cực
Tiếp theo, chúng ta phát hiện thấy chiểu theo Lý biến hóa của tiểu vũ trụ, tức hoán đổi theo Lý ‘Âm Dương phản bối’ của Thái Cực, thì chúng ta phải lấy ‘Thần vũ trục’ làm trục đối xứng để đổi chỗ bốn quẻ tại bốn góc của hình vuông, tức Tốn (☴) đổi cho Đoài (☱), Cấn (☶) đổi cho Chấn (☳). Khi này chúng ta sẽ được một đồ hình quá độ gọi là trạng thái quá độ thứ hai của Hậu thiên Bát quái, xem Hình 18.
Như vậy, Lý biến động của đại vũ trụ là Lý biến động của bốn quẻ nằm ở hình tròn bên ngoài {ngoại viên}, chiểu theo Lý xoay chuyển của Pháp Luân mà hoán trục; còn Lý biến động của tiểu vũ trụ là Lý biến động của bốn quẻ nằm tại bốn góc hình vuông bên trong {nội phương}, chiểu theo Lý của Thái Cực mà đảo chiều Âm-Dương.

Hình 18: Trạng thái quá độ thứ hai từ Tiên thiên Bát quái phương vị sang Hậu thiên Bát quái phương vị sau khi hoán trục
Trạng thái quá độ thứ hai này trông đã rất tương tự với “Hậu thiên Bát quái phương vị” của Văn Vương, nhưng vẫn chưa giống hoàn toàn. Tiếp theo, cũng chính như câu nói đề tỉnh của Thiệu Ung: “Thiệu Tử nói, Bát quái này của Văn Vương là vị trí dùng cho người, tức cái học của hậu thiên“. Cũng là nói rằng, “Hậu thiên Bát quái phương vị” giảng chính là nhân lý, cái lý ở nhân gian; do đó sau khi “Thiên nhân đi xuống”, tức đại biến động hoán trục của đại vũ trụ và Âm-Dương đổi chỗ của tiểu vũ trụ, còn có điều chỉnh theo nhân lý ở nhân gian nữa. Đây chính là Lý biến động thứ ba, nhân gian biến lý.
Như vậy Lý ở nhân gian cần phải là như thế nào? Cũng có nghĩa là tiếp theo chúng ta phải đổi chỗ quẻ tượng như thế nào? Đầu tiên, bởi vì hai quẻ Càn, Khôn trong “Tiên thiên Bát quái” đại biểu Thiên, Địa, nên trong “Hậu thiên Bát quái” đại biểu Phụ, Mẫu. Chúng ta biết rằng, “Hậu thiên Bát quái” đại biểu nhân luân, mà xã hội nhân loại là sản vật của Thiên-Địa tương giao, nên chân chính đại biểu cho nhân luân không thể là hai quẻ Càn, Khôn, mà chỉ có thể là sáu quẻ còn lại. Bởi vì hai quẻ Càn, Khôn không thể vừa đại biểu Thiên, Địa, vừa đại biểu nhân luân sản sinh từ Thiên-Địa. Chính vì vậy hai quẻ Càn, Khôn chỉ có thể đại biểu Phụ, Mẫu {cha, mẹ} mà không thể đại biểu nhân luân, không thể đại biểu xã hội nhân loại, chỉ sử dụng sáu quẻ còn lại mới có thể đại biểu nhân luân, đại biểu xã hội nhân loại. Trong “Tiên thiên Bát quái phương vị”, quẻ Càn là cực Dương, là thủ lĩnh các quẻ Dương; quẻ Khôn là cực Âm, là thủ lĩnh các quẻ Âm. Mời xem Hình 3, Thái Cực còn gọi là ‘Âm-Dương ngư’ {cá Âm-Dương}, nhìn theo hướng xoay chuyển theo chiều kim đồng hồ, thì đầu cá Dương tại Càn (☰), đầu cá Âm tại Khôn (☷).

Hình 3: Quan hệ giữa Tiên thiên Bát quái và Thái Cực
Hiện tại chuyển hoán thành “Hậu thiên Bát quái”, thì cần phải là Lý của người, tức nhân luân chi lý, không thể lấy Càn, Khôn {Phụ, Mẫu} để lãnh đạo Âm-Dương ngư được, bởi vì hai quẻ Càn, Khôn không nằm trong nhân luân, không thể tự mình sinh chính mình được. Như vậy nhân luân chi lý, cũng chính là Âm-Dương ngư của nhân luân, cần phải do ai dẫn đầu? Nếu như có thể tìm được đáp án cho vấn đề này, thì hết thảy bí mật của “Hậu thiên Bát quái phương vị” sẽ được khai mở.
Đáp án chính là “Con trai cả thay cha, con gái út thay mẹ”. Nếu như đem trạng thái quá độ thứ hai trong Hình 18 mà đổi quẻ Càn (☰) {cha} cho quẻ Chấn (☳) {trưởng nam}, quẻ Khôn (☷) {mẹ} cho quẻ Đoài (☱) {thiếu nữ}, thì chúng ta sẽ được đồ hình “Hậu thiên Bát quái phương vị” của Văn Vương, không lệch chút nào.
Vậy thì vì sao phải đổi chỗ như thế? Vì sao phải lấy “Con trai cả thay cha, con gái út thay mẹ”? Chúng ta biết rằng, trong “Tiên thiên Bát quái”, quẻ Càn là thuần Dương, cực Dương, đứng đầu quần Dương, dẫn đầu Dương ngư; quẻ Khôn là thuần Âm, cực Âm, đứng đầu quần Âm, dẫn đầu Âm ngư. Trong “Hậu thiên Bát quái” hiện tại, hai quẻ Càn, Khôn {Phụ, Mẫu} không nằm trong nhân luân, thuộc bậc cha chú của “Hậu thiên Bát quái”, cũng chính là mang theo thuộc tính của “Tiên thiên Bát quái”; như vậy tiếp theo ai sẽ dẫn đầu Âm-Dương đây? Hiển nhiên trong sáu quẻ nhân luân, trưởng nam có thể dẫn dắt quần Dương, bởi rằng Dương giả, lấy trưởng làm tôn. Cũng như điều chúng ta từng nói qua, 7, 9 đều là số Dương, lấy 9 đại biểu cho Dương, số Dương cần phải lấy trưởng giả. Còn Âm giả, là lấy thiếu làm tôn, 6, 8 đều là số Âm, lấy 6 đại biểu cho Âm, số Âm cần phải lấy thiếu giả. Do đó thiếu nữ đại biểu cho mẹ, chứ không phải trưởng nữ đại biểu cho mẹ. Chính là ý nghĩa này.
Vậy thì Lý nhân luân “Con trai cả thay cha, con gái út thay mẹ” còn có hàm nghĩa hoặc ý nghĩa nào khác nữa? Chúng ta giảng ý nghĩa là đa phương diện, ở đây chỉ xin đơn cử hai ý nghĩa.
Trước tiên, từ trưởng nam cho đến thiếu nữ, là đại biểu cho tất cả con cái trong nhà ở một xã hội truyền thống. Chúng ta biết rằng, xã hội truyền thống được gắn bó bởi sợi dây huyết mạch gia đình, trong nhà giảng “trong trăm cái thiện, đức hiếu làm đầu”. Đây là luân lý tối căn bản, là yêu cầu đối với con cái.
Lại nữa, xét từ góc độ xã hội, “con trai cả thay cha” có ý nghĩa gì? Con trai cả trong toàn xã hội là ai? Chính là Thiên Tử. Thiên là cha, nhi tử của Thiên, con trai cả của Trời chẳng phải chính là Thiên Tử hay sao! Do đó Thiên Tử đại biểu cho sự tôn quý bậc nhất ở nhân gian. Vậy còn con gái út {thiếu nữ} thì sao? Trong xã hội truyền thống, người phụ nữ có vị trí thấp kém; con gái út đại biểu cho nhân sỹ tầng thấp cực kỳ hèn mọn, đại biểu cho nữ tỳ {hầu gái}. Như vậy từ trưởng nam cho đến thiếu nữ cũng là đại biểu từ Thiên Tử cho đến nô tỳ, tức toàn bộ thành viên trong xã hội nhân loại. Chính là ý nghĩa này.
Ở đây tôi cần nói thêm rằng, sau khi Văn Vương đưa ra “Hậu thiên Bát quái”, thì xã hội Trung Quốc cũng tiến nhập vào “thời đại Thiên Tử”. Khoảng thời gian này kéo dài 3.000 năm. Như chúng ta biết, vào thời nhà Hạ, nhà Thương trước nhà Chu, Đế vương đều được gọi là “Đại vương”, ngay cả Trụ vương nhà Thương tự cao tự đại cũng chỉ được gọi là ‘vương’. Ở dưới ‘vương’ là ‘hầu’, ‘hầu’ các phương được gọi là ‘chư hầu’. Chỉ sau thời Văn Vương, nhà Chu được khai sáng mới có danh xưng ‘Thiên Tử’. Do đó, sự phân chia thời kỳ lịch sử của tôi là hoàn toàn khác với những gì được giảng trong văn hóa đảng. Xã hội truyền thống Trung Quốc có thể được phân thành “thời đại Thần truyền” hay “thời đại Đế vương” đối ứng với “Tiên thiên Bát quái” và “thời đại bán-Thần” hay “thời đại Thiên Tử” đối ứng với “Hậu thiên Bát quái”. “Thời đại Thần truyền” là hai triều Hạ, Thương và thời đại trước đó, bao gồm cả thời đại truyền thuyết từ Phục Hy đến Ngũ Đế, với rất ít văn tự ghi lại và văn hóa tư tưởng lưu truyền. Vì sao? Nguyên nhân nhất định không phải cái gọi là ‘lực lượng sản xuất lạc hậu’ được giảng trong văn hóa đảng. Chính là bởi vì Thần không cho phép những thứ này được lưu truyền, bởi chúng không có quan hệ với Chính Pháp vũ trụ và “Thiên nhân đi xuống”; chúng là đối ứng với “Tiên thiên Bát quái”, không có quan hệ với “Hậu thiên Bát quái”. Mà “thời đại Thiên Tử” là từ Tây Chu đến khi Mãn Thanh diệt vong năm 1911, tổng cộng 3.000 năm. Đây cũng là sự phân chia lịch sử mà tôi căn cứ theo biến hóa của thiên tượng để đưa ra. “Thời đại Thần truyền” cũng là thời đại “Tiên thiên Bát quái phương vị”, “thời đại Thiên Tử” cũng là thời đại “Hậu thiên Bát quái phương vị”, là thời đại kiến lập văn hóa nhân loại, chuẩn bị cho “Vị lai Bát quái phương vị”, cũng là thời đại chuẩn bị văn hóa và tư tưởng cho Chính Pháp vũ trụ. Tôi nói như vậy, có thể rất nhiều độc giả không hiểu lắm, hoặc không tin lắm; tuy nhiên tôi không nói thì không được, bởi vì những điều này có tương quan mật thiết với “Vị lai Bát quái” sẽ được trình bày ở sau.
5. Ý nghĩa suy luận Hậu thiên Bát quái phương vị
Như vậy suy luận “Hậu thiên Bát quái phương vị” còn có ý nghĩa gì nữa? Trước hết, đây là cơ sở lý luận vững chắc để chúng ta đưa ra “Vị lai Bát quái”. Từ “Tiên thiên Bát quái” đưa ra “Hậu thiên Bát quái” có thể nói là một loại diễn tập và kiểm chứng tính chính xác. Một khi có thể suy luận thành công, thì tự nhiên có thể đưa ra “Vị lai Bát quái phương vị”; bởi vì quẻ tượng tuy có thể cải biến, nhưng Lý biến động của quẻ tượng là bất biến; tức cơ lý hoán trục vũ trụ và điều chỉnh hoán vị là bất biến, sự biến lý bất biến.
Ngoài ra, có lẽ cơ lý hoán trục, đảo chiều, đổi quẻ của Bát quái phương vị là một loại bản ý của “dịch”, mới là căn bản của Dịch học. Xưa nay lý giải của người ta đối với “dịch” chỉ là ở trên tầng thứ nhỏ hẹp. Quái lý kiến lập trên cơ sở “Hậu thiên Bát quái” mấy nghìn năm qua đều có “biến hóa” rất hữu hạn.
Hơn nữa, nhờ kết hợp “Tiên thiên Bát quái phương vị” và “Hậu thiên Bát quái phương vị”, tôi mới có thể trình bày một khái niệm phi thường trọng yếu trong truyền thống tư tưởng phương Đông—thuyết tuần hoàn. Chúng ta biết rằng, thuyết tuần hoàn là tư tưởng mang đậm sắc thái phương Đông, trong thể hệ khoa học thực chứng phương Tây không hề có khái niệm này. Tư tưởng luân hồi của Phật gia cũng có quan hệ với tuần hoàn, nhân quả báo ứng cũng như vậy.
Tư tưởng Tây phương không giảng tuần hoàn. Khoa học thực chứng của phương Tây giảng điều gì? Là thuyết về trật tự vũ trụ. Từ thuyết trật tự mới dẫn tới quan điểm về phát triển tuyến tính. Về điểm này, trong «Thương nghiệp kiểu mẫu» tôi đã có khá nhiều phân tích. Ở đây xin không nhắc lại nữa. Đảng cộng sản Trung Quốc hiện tại tâng bốc cái gọi là “quan điểm phát triển khoa học”, chẳng qua chỉ là hàng ngoại nhập, chẳng có quan hệ gì với tư tưởng truyền thống Trung Quốc. Bởi vì có quan điểm tuần hoàn trong văn hóa truyền thống Trung Quốc nên mới có tư tưởng “trung dung”. “Trung dung” tuyệt không phải là truy cầu phát triển để thỏa mãn lợi ích, hoặc càng nhiều thì càng tốt. Thượng hào của Bát quái giảng chính là “Kháng long hữu hối” {rồng cao ngạo thì phải hối tiếc}, cũng là đạo lý “hăng quá hóa dở”. Bởi vì trung dung thủ chính, nên tư tưởng truyền thống không hề cổ súy cách làm cực đoan, cũng không hề truy cầu phát triển.
Ngoài ra, tuần hoàn có nghĩa là gì? Điều gì gọi là tuần hoàn? Có thể có người nói, câu hỏi này thật là ngớ ngẩn. Kỳ thực, tuần hoàn không phải là chuyển động hình tròn hết vòng này đến vòng khác, điều này hỏi ai hiểu rõ? Nếu bạn có nhận thức như vậy, thì ấy là bởi bạn chưa biết ý nghĩa chân chính của tuần hoàn là gì. Tuần hoàn xác thực là xoay tròn, nhưng xoay như thế nào?
Trên thực tế, tuần hoàn theo vòng tròn mà đại đa số chúng ta biết đều thuộc về tuần hoàn theo ý nghĩa của “Hậu thiên Bát quái phương vị”. Đây cũng gọi là ‘viên chu tuần hoàn’, theo thứ tự Càn, Khảm, Cấn, Chấn, Tốn, Ly, Khôn, Đoài. Nó là một vòng đi theo đường biên ngoài của hình tròn, hoặc thuận chiều kim đồng hồ, hoặc ngược chiều kim đồng hồ. Đây gọi là ‘viên chu tuần hoàn’, là tuần hoàn mang ý nghĩa hậu thiên. Người bình thường chỉ biết được tuần hoàn mang ý nghĩa như vậy.
Còn có một chủng phương thức tuần hoàn nữa, mà trong tư tưởng Tây phương càng không có khái niệm này, gọi là ‘Thái Cực tuần hoàn’. Đây chính là tuần hoàn mà tôi đã nói qua trong “Tiên thiên Bát quái phương vị”, đó là 1 Càn, 2 Đoài, 3 Ly, 4 Chấn, 5 Tốn, 6 Khảm, 7 Cấn, 8 Khôn.
Đổi sang một góc độ khác mà giảng, ‘viên chu tuần hoàn’ là một loại tuần hoàn xuyên thẳng vuông góc với mặt giao giới Âm-Dương. Chúng ta có thể lấy quả địa cầu làm ví dụ. Thái Cực của “Hậu thiên Bát quái phương vị” là trên Âm dưới Dương, cũng tương đương với Nam bán cầu và Bắc bán cầu trên quả địa cầu. Bắc bán cầu đại biểu Âm, Nam bán cầu đại biểu Dương. Tuyến giao giới Nam-Bắc Âm-Dương cũng tương đương với đường xích đạo. Như vậy cái gì trên quả địa cầu Nam-Bắc “Hậu thiên Bát quái” này là viên chu tuần hoàn? Chính là bất cứ đường kinh tuyến hình tròn nào chạy xuyên qua đường xích đạo. Đương nhiên trên “Hậu thiên Thái Cực” chỉ có một viên chu tuần hoàn, chứ không như trên quả địa cầu có vô số đường kinh tuyến hình tròn.
Vậy thì ‘Thái Cực tuần hoàn’ là gì? Thái Cực tuần hoàn chính là tuần hoàn men theo tuyến giao giới Âm-Dương. Nếu có thể quan sát “Tiên thiên Thái Cực” một cách lập thể chứ không phải trên mặt phẳng, thì các bạn sẽ hiểu được cảm giác tuyến giao giới Âm-Dương mà tôi vừa nói. Loại quan sát này hơi khó. Chúng ta có thể lại lấy quả địa cầu làm ví dụ. Chúng ta biết rằng, “Tiên thiên Thái Cực” là phân bố theo trái Dương phải Âm, như vậy ví dụ hình tượng là chúng ta có thể lấy Đông bán cầu là Dương, Tây bán cầu là Âm. Vậy đâu là Thái Cực tuần hoàn? Chính là đường kinh tuyến hình tròn phân chia Đông-Tây bán cầu, trên quả địa cầu là hình tròn hợp thành bởi đường kinh tuyến Greenwich, Anh quốc và đường đổi ngày quốc tế. Đây là chúng ta chỉ lấy làm ví dụ mà thôi.
Tôi lý giải như thế này: ‘viên chu tuần hoàn’ đối ứng với ‘tý ngọ chu thiên’ mà Đạo gia giảng, còn gọi là càn khôn vận chuyển, hoặc hà xa vận chuyển; còn ‘Thái Cực tuần hoàn’ đối ứng với điều gọi là ‘mão dậu chu thiên’. Loại chu thiên này là không được tùy ý giảng cho người ngoài nghe. Về hàm nghĩa chuẩn xác của tý ngọ chu thiên và mão dậu chu thiên, mời quý độc giả tham khảo luận thuật tương quan trong «Chuyển Pháp Luân», lý giải của tôi không nhất định là chuẩn xác.
Ngoài ra, tôi vừa mới phát hiện, loại hình điều quái mà tôi nói ở trên chính là phù hợp với nguyên lý tam tài Thiên-Địa-nhân, trong đó nguyên lý biến động thứ nhất là bốn quẻ Thiên viên {Trời tròn}, chiểu theo Lý xoay chuyển của Pháp Luân, tiến hành hoán đổi nhân trục và Thần trục, thuộc Thiên biến chi lý. Bởi vì là bốn quẻ Thiên viên, nên chuyển động theo quỹ đạo hình tròn của Pháp Luân; nguyên lý biến động thứ hai, là theo bốn quẻ Địa phương {Đất vuông}, chiểu theo nguyên lý Thái Cực, tiến hành đổi chỗ theo Âm-Dương đảo chiều, thuộc Địa biến chi lý. Tiếp đó nguyên lý biến động thứ ba, là bốn quẻ nhân luân, chiểu theo Lý trưởng ấu {con trưởng, con út}, tiến hành đổi chỗ hai cặp, thuộc nhân biến chi lý. Căn cứ vào ba nguyên lý biến động này, mỗi lần đều là đổi chỗ bốn quẻ, hợp lại chính là biến động của tam tài Thiên-Địa-nhân.
(IV) Từ Hậu thiên Bát quái phương vị suy ra Vị lai Bát quái phương vị
1. Đưa ra Vị lai Bát quái phương vị
Ở trước tôi đã nói qua, sau khi suy luận được “Hậu thiên Bát quái phương vị” thì việc đưa ra “Vị lai Bát quái phương vị” là rất đơn giản, thế nhưng kết quả lại không hề đơn giản chút nào. Trước tiên chúng ta hãy mô phỏng trình tự suy luận “Hậu thiên Bát quái phương vị” với những “tiền đề” và đặt “Hậu thiên Bát quái phương vị” lên trục hình chữ thập như Hình 19.

Hình 19: Hậu thiên Bát quái phương vị và trục hình chữ thập
Như vậy tiếp theo chúng ta phải làm gì nữa? Theo kinh nghiệm suy luận “Hậu thiên Bát quái phương vị”, chúng ta phải chiểu theo Lý biến hóa của vũ trụ để tiến hành đổi trục, cũng chính là đem “nhân trục” và “Thần trục” đổi chỗ cho nhau. Tuy lần này cũng là đổi trục, nhưng ý nghĩa đổi trục là khác với lần trước. Khác ở chỗ nào? Lần trước đổi trục là đối ứng với thiên tượng “Thiên nhân đi xuống” của vũ trụ, do đó “Thần trục” chuyển động ngược chiều kim đồng hồ là trục chủ động, “nhân trục” chuyển động chỉ là một loại động theo. Về điểm này, chúng ta đã trình bày ở trước rồi. Còn lần này ý nghĩa đổi trục là khác với “Thiên nhân đi xuống”, mà phản ánh thiên tượng vũ trụ là người trên trái đất (bộ phận những người tu luyện tốt) cần trở về vũ trụ, là một loại cảnh tượng “phản bổn quy chân”; do đó “nhân trục” xoay chuyển thuận chiều kim đồng hồ mới là trục chủ động, còn “Thần trục” xoay chuyển ngược chiều kim đồng hồ chỉ là một loại hưởng ứng. Khi thêm hình chuyển trục vào “Hậu thiên Bát quái phương vị” thì chúng ta được Hình 20.

Hình 20: Cảnh tượng chuyển động của Hậu thiên Bát quái phương vị
Chúng ta giảng rằng Lý biến động thứ nhất của đổi trục là Lý biến động của đại vũ trụ. Từ cảnh tượng chuyển trục này, tôi đã rút ra được một số thông tin quan trọng. Đây là suy đoán của cá nhân tôi, nhưng tôi vẫn cần phải nói ra. Chính là chúng ta có thể thấy “Thần trục” xoay chuyển mang hàm nghĩa “Thiên hỏa hàng” {lửa trời rơi xuống} (quẻ Ly (☲) từ trên đỉnh đi xuống) và “Hoàng tuyền thăng” {suối vàng thăng lên} (quẻ Khảm (☵) từ dưới đáy đi lên). Đây là chúng ta dùng hàm nghĩa của “Tiên thiên Bát quái” để tiến hành giải thích. Tất nhiên “Thần trục” xoay ngược chiều kim đồng hồ còn có một ý nghĩa nữa, mà chúng ta sẽ phải thảo luận.

Hình 21: Trạng thái quá độ thứ nhất từ Hậu thiên Bát quái phương vị sang Vị lai Bát quái phương vị
Sau khi đổi trục, chúng ta được trạng thái quá độ thứ nhất từ Hậu thiên Bát quái phương vị sang Vị lai Bát quái phương vị. Tiếp theo chúng ta tất phải chiểu theo Lý Thái Cực của tiểu vũ trụ để tiến hành đảo chiều Âm-Dương, đưa Thái Cực vốn đảo ngược được đảo trở lại.
Trong Hình 22 ở dưới, chúng ta đưa Hậu thiên Thái Cực với Âm trên Dương dưới vào đồ hình quá độ, rồi lại chiểu theo Lý tiểu vũ trụ của Thái Cực để tiến hành điều quái qua trục đối xứng là “nhân trục”, lần lượt đổi Khôn (☷) cho Càn (☰), Tốn (☴) cho Cấn (☶).

Hình 22: Điều quái đảo ngược Thái Cực để đưa ra Vị lai Bát quái
Sau khi đảo ngược theo Thái Cực, chúng ta được đồ hình quá độ thứ hai, xin xem Hình 23.

Hình 23: Trạng thái quá độ thứ hai từ Hậu thiên Bát quái phương vị sang Vị lai Bát quái phương vị
Tiếp theo, chúng ta vẫn phải điều quái tiếp. Khi suy luận “Hậu thiên Bát quái phương vị”, chúng ta là chiểu theo “Con trai cả thay cha, con gái út thay mẹ” (Trường tử đại phụ, thiếu nữ đại mẫu) để điều quái, còn lần này thì sao đây? Lần trước chúng ta đã điều bốn quẻ, và lần này cũng cần phải điều bốn quẻ.
Lần trước chúng ta đã biết rằng, chiểu theo Lý tiên thiên thì trái là Dương phải là Âm, nam tả nữ hữu. Nhưng hiện tại chúng ta có trung nữ (quẻ Ly) nằm bên trái, trung nam (quẻ Khảm) nằm bên phải, là cảnh tượng nam-nữ đảo ngược, do đó nhất định phải chiểu theo nam tả nữ hữu, trái Dương phải Âm để tiến hành điều quái, đổi chỗ hai quẻ Ly, Khảm. Tiếp theo, chúng ta còn phải tuân theo “trưởng trên thiếu dưới”, tức nguyên tắc nhân luân người trưởng ở trên, người út ở dưới để tiến hành điều quái, đem hai quẻ Tốn, Cấn đổi chỗ cho nhau (có thể lý giải chiểu theo tự nhiên là gió mây {Tốn} ở trên, núi non {Cấn} ở dưới để tiến hành điều chỉnh). Khi này chúng ta được Hình 24 ở bên dưới. Đây cũng là đồ hình “Vị lai Bát quái phương vị”.

Hình 24: Vị lai Bát quái phương vị đồ
Tại sao tôi khẳng định đây chính là đồ hình “Vị lai Bát quái phương vị”? Ở đây có nguyên nhân nhiều phương diện. Trước hết là bởi vì, tôi chiểu theo chặt chẽ phương pháp và nguyên lý suy luận “Hậu thiên Bát quái phương vị” để tiến hành đưa ra “Vị lai Bát quái phương vị”, với lần trước làm thí nghiệm và bảo đảm. Thứ hai, tôi có thể giải thích thông suốt mọi nguyên lý trong quá trình đưa ra. Thứ ba chính là kết quả đưa ra này có thể tiết lộ các thông tin. Hai điều đầu tiên chúng ta không bàn luận nữa. Sau đây chúng ta chủ yếu nói về phương diện thứ ba, cũng chính là hàm nghĩa của “Vị lai Bát quái phương vị”.
Trước khi đưa ra “Vị lai Bát quái phương vị”, tôi vẫn luôn tưởng tượng về hình dạng của “Vị lai Bát quái”. Chúng ta biết rằng, định nghĩa của “Tiên thiên Bát quái” và “Hậu thiên Bát quái” đối với Âm-Dương là khác nhau. “Tiên thiên Bát quái” định nghĩa theo vị trí sơ hào, còn “Hậu thiên Bát quái” là lấy thuộc tính Âm-Dương của một hào nào đó để xác định Âm-Dương của quẻ tượng, từ Lý của vạn vật tự nhiên biến thành Lý nhân luân. Như vậy Âm-Dương của “Vị lai Bát quái” định nghĩa như thế nào? Bởi vì phương pháp hào và hào vị đều đã được sử dụng qua, như vậy tiếp theo chúng ta sử dụng phương pháp nào để định nghĩa Âm-Dương cho quẻ tượng? Sử dụng hào vị khác chăng? Liệu có còn thông qua biến hóa hào vị để phản ánh vũ trụ mới hoặc thuộc tính của vũ trụ thứ hai hay không? Trước đây tôi vẫn cứ nghĩ mãi về vấn đề này. Ngoài ra, tôi còn có một suy nghĩ thế này. Chúng ta biết rằng, “Tiên thiên Thái Cực” là trái Dương phải Âm, còn “Hậu thiên Thái Cực” là Âm trên Dương dưới, Âm-Dương đảo chiều; như vậy “Vị lai Thái Cực” nhất định phải quy chính trạng thái ‘Âm Dương phản bối’ này, nhất định phải là Dương trên Âm dưới, Âm-Dương không thể tương giao nữa, là cảnh tượng ổn định vĩnh hằng. Đây là cách nghĩ của tôi trước khi đưa ra “Vị lai Bát quái”, và cũng là kỳ vọng của tôi. Tuy nhiên kết quả việc đưa ra “Vị lai Bát quái” này lại thực sự vượt ra khỏi sự tưởng tượng và kỳ vọng của tôi. Trên thực tế, kết quả đưa ra không chỉ thỏa mãn yêu cầu ban đầu của tôi, mà còn chấn động hơn nữa, hoàn toàn vượt xa sự tưởng tượng của tôi. Thế nhưng kết quả này không thể cắt đứt quan hệ với “Tiên thiên Bát quái” và “Hậu thiên Bát quái”, thậm chí có thể nói “Tiên thiên Bát quái” và “Hậu thiên Bát quái” căn bản chỉ là để phục vụ cho “Vị lai Bát quái”, là bước chuẩn bị. Chúng nguyên là cùng một thể với tự nhiên. Đây là một phương diện khiến tôi vô cùng kinh ngạc.
2. Tầng ngụ ý thứ nhất của Vị lai Bát quái phương vị
Nói nhiều như vậy, chẳng bằng chúng ta xem thử hàm nghĩa các phương diện của “Vị lai Bát quái phương vị” mà tôi đã đưa ra. Trước tiên chúng ta chiểu theo ý nghĩa “Tiên thiên Bát quái” để tiến hành phân tích, cũng là phân tích theo ý nghĩa vạn vật tự nhiên trong vũ trụ. Mời tham khảo Hình 25, cũng là ý nghĩa đối ứng với vạn vật trong vũ trụ của “Vị lai Bát quái phương vị”.

Hình 25: Ngụ ý vạn vật tự nhiên của Vị lai Bát quái phương vị, tức ngụ ý tiên thiên của Vị lai Bát quái
Thoạt nhìn Hình 25, độc giả có thể còn chưa có cảm giác gì. Thế nhưng một khi đưa Thái Cực vào đồ hình “Vị lai Bát quái phương vị”, thì chúng ta có thể nhìn một cái là rõ ngay. Hình 26 thể hiện quan hệ giữa “Vị lai Bát quái phương vị” và Thái Cực.

Hình 26: Vị lai Bát quái phương vị và Thái Cực
Hình 26 chính là thể hiện cảnh tượng mà tôi mong đợi, Dương trên Âm dưới, Thiên Phong Lôi Điện (Càn, Tốn, Chấn, Ly) tứ tượng trên trời đều nằm ở phần trên của Thái Cực, trở về thiên tượng, làm Dương; Địa Sơn Trạch Thủy (Khôn, Cấn, Đoài, Khảm) tứ tượng dưới đất đều nằm ở phần dưới của Thái Cực, trở về địa tượng, làm Âm. Trời trên Đất dưới, Dương trên Âm dưới, đây là điều chúng ta cần, cũng chính là kỳ vọng của tôi. Thế nhưng loại Bát quái phương vị này xác thực là đã định nghĩa lại Âm-Dương, không còn dựa trên hào vị nữa, mà là hàm nghĩa bản nguyên của vạn vật vũ trụ trong “Tiên thiên Bát quái”. Hơn nữa loại phân biệt Âm-Dương này là tự nhiên mà đúng, cao minh hơn rất nhiều tưởng tượng ban đầu của tôi. “Chính là nó, nó là đây”. Đây là cảm giác đầu tiên của tôi khi nhìn những quẻ tượng này, giống như cảm giác lâu ngày không gặp vậy.
Tiếp đó tôi tiến thêm một bước nữa để quan sát, thì phát hiện thấy “Vị lai Bát quái phương vị” này là cảnh tượng “vạn vật quy vị” sau khi vũ trụ được Chính Pháp. Tứ tượng trên trời nhẹ mà ở trên, tứ tượng dưới đất nặng mà ở dưới, hơn nữa không lại là cảnh tượng đối lập hoàn toàn của vũ trụ ban đầu mà “Tiên thiên Bát quái” phản ánh nữa. Đây là tầng hàm nghĩa thứ nhất mà tôi nhìn thấy từ đồ hình “Vị lai Bát quái phương vị”, cũng là tầng hàm nghĩa liên quan tới “Tiên thiên Bát quái phương vị”, đại biểu cảnh tượng “vạn vật quy vị” trong vũ trụ. Ngụ ý này đã khiến tôi rất kinh ngạc. Tuy nhiên kết quả tiếp theo không chỉ khiến tôi cảm thấy kinh ngạc, mà chỉ có thể dùng từ “chấn động” để hình dung.
3. Tầng ngụ ý thứ hai của Vị lai Bát quái phương vị
Như vậy tiếp theo đây, chúng ta cần tiết lộ thêm điều gì nữa? Ấy chính là quan hệ giữa “Vị lai Bát quái phương vị” và “Hậu thiên Bát quái”, cũng chính là dùng quan điểm hoặc ngụ ý nào của “Hậu thiên Bát quái” để xem xét và giải thích “Vị lai Bát quái phương vị”. Bởi vì trước đây chúng ta đã sử dụng ngụ ý “Tiên thiên Bát quái” để giải thích “Vị lai Bát quái phương vị” và đưa ra kết luận “vạn vật quy vị” trong vũ trụ. Như vậy chúng ta thử đổi góc độ quan sát và giải thích, đổi sang góc độ “Hậu thiên Bát quái” thì có thể thấy được điều gì? Cách nghĩ này là hết sức tự nhiên. Tôi nghĩ độc giả cũng có cùng suy nghĩ như vậy. Hình 27 bên dưới chính là ngụ ý hậu thiên của “Vị lai Bát quái”.

Hình 27: Ngụ ý hậu thiên của Vị lai Bát quái phương vị
Đối với người không tu luyện, Hình 27 có thể không nhìn ra điều gì, thế nhưng đối với người tu luyện, hoặc người tín ngưỡng Thần, kết quả tiết lộ từ bức hình này khiến người ta kinh ngạc. Xin cho phép tôi nói chậm một chút. Đối với những người vô thần hoặc “theo chủ nghĩa duy vật”, xin cứ coi đây là một câu chuyện để đọc cho vui vậy.
Trước tiên, chúng ta biết rằng, “Hậu thiên Bát quái” chính là đại biểu cho nhân luân, thế nhưng hai quẻ Càn, Khôn trong “Hậu thiên Bát quái phương vị” lại không tiến nhập vào nhân luân. Do đó trong “Vị lai Bát quái phương vị” cũng như vậy, chúng ta vẫn bảo lưu bản ý tiên thiên của hai quẻ Càn (☰), Khôn (☷); Càn là Trời, Khôn là Đất. Hai quẻ này là khởi tác dụng làm cơ điểm tham khảo, sau đây chúng ta sẽ thấy được.
Tiếp theo chúng ta thấy rằng, “Vị lai Bát quái phương vị” đại biểu cho cảnh tượng “nhân Thần quy vị” sau khi “vạn vật quy vị” trong vũ trụ. Chúng ta biết rằng, chiểu theo ý nghĩa của “Hậu thiên Bát quái”, từ trưởng nam đến thiếu nữ là đại biểu toàn bộ thành viên trong xã hội nhân loại. Nhưng trong “Vị lai Bát quái”, trưởng nam, trường nữ, trung nam, trung nữ, thiếu nam, thiếu nữ lại thay nhau đại biểu cho sáu vị trí khác nhau khi nhân loại trở về vũ trụ, hay theo Phật gia giảng là sáu loại quả vị khác nhau. Đây hoàn toàn là khắc họa chân thực bài thơ “Vô đề” trong tập «Hồng Ngâm II» của Đại sư Lý Hồng Chí: “…Thần nhân quỷ súc diệt, Vị trí tự kỷ định“.
Để tiện phân tích, chúng ta đưa thêm trục hình chữ thập vào đồ hình “Vị lai Bát quái phương vị”. Vậy là chúng ta được Hình 28; trong đồ hình chúng ta có thể thấy rõ “nhân thế trục” {nằm ngang} và “Thần vũ trục” {nằm dọc}.

Hình 28: Vị lai Bát quái phương vị và trục hình chữ thập
Nói cụ thể, “Vị lai Bát quái phương vị” phản ánh cảnh tượng “nhân Thần quy vị” như thế nào? Ở đây, trên thực tế chúng ta đã tiến hành định nghĩa lại mới sáu vị trí nhân luân. ‘Trưởng giả’ {người cả} trong nhân luân, bao gồm trưởng nam, trưởng nữ, cũng chính là điều mà Lão Tử gọi là “thượng sỹ”; thượng sỹ nghe Đạo để rồi đắc Pháp tu luyện, do đó họ là có quả vị trong tương lai. Trưởng nam {quẻ Chấn (☳)} là thuần Dương, nhưng ở đây không hề đại biểu nam trong nam-nữ, mà đại biểu cho nhóm những người tu luyện tốt nhất. Quả vị trong tương lai của họ là vượt quá vị trí của Trời (vị trí quẻ Càn (☰) ở đây đại biểu cho một loại vị trí tham chiếu trong vũ trụ), có thể đạt tới cực của vũ trụ (trên cùng của “Thần vũ trục”), so với Trời (quẻ Càn) còn cao hơn. Loại quả vị này là vĩnh hằng; vũ trụ là bất diệt, quả vị cũng bất diệt. Đây là một loại kết cục ở vị trí tối cao nhất, tốt nhất. Tôi cần phải thuyết minh một chút ở đây, đó là chỉ có đến lúc này, chúng ta mới có thể lĩnh hội tương đối đầy đủ ngụ ý chân chính của “Thần trục” hoặc “Thần vũ trục”.
Tiếp theo là điều gọi là ‘trưởng nữ’ {quẻ Tốn (☴)}. Trưởng nữ chính là chỉ người tu luyện còn kém một chút, nhưng vẫn thuộc bộ phận ‘thượng sỹ’ mà Lão Tử giảng, đều là người tu luyện cả mà! Tuy nhiên tu luyện có chút tỳ vết, Âm chính là đại biểu tỳ vết, có chút bất thuần. Những người này tương lai cũng là có quả vị. Vậy thì quả vị của họ ở tại đâu? Quả vị tương lai của họ so với Trời là bằng nhau (cao bằng quẻ Càn (☰)). Cũng là điều gọi là ‘thọ đồng với Trời’, cao bằng với Trời, sánh ngang với Trời, thế nhưng vẫn là có thọ, không thể trở thành vĩnh viễn được. Có một chút nuối tiếc. Ở đây cần thuyết minh một điểm, rằng đây chỉ là lý giải của cá nhân tôi.
Tiếp nữa là điều mà Lão Tử gọi là ‘trung sỹ’. Trung sỹ bao gồm trung nam và trung nữ. Lúc này chúng ta mới phát hiện thấy ý nghĩa chân chính của việc chúng ta đổi chỗ hai quẻ Ly, Khảm khi đưa ra “Vị lai Bát quái phương vị”. Sau khi điều quái, chúng ta phát hiện ra rằng chiểu theo sắp xếp quả vị thì đọc ra là phi thường thuận, ví dụ trưởng nam, trưởng nữ, trung nam, trung nữ, thiếu nam, thiếu nữ; thế nhưng trước khi điều quái là trưởng nam, trưởng nữ, trung nữ, trung nam, thiếu nam, thiếu nữ. Đây cũng là một phương diện nghiệm chứng việc chúng ta đổi chỗ trung nam, trung nữ là chính xác.
Như vậy trung nam, trung nữ thay nhau đại biểu điều gì? Trung nam, trung nữ đều là trung sỹ, trong tương lai cần phải lưu lại không gian nhân loại. Bởi vì họ không hề tu luyện, nên cũng không có quả vị cao hơn “nhân thế trục”. Chúng ta biết rằng, giới tu luyện giảng người thuộc sinh mệnh tính Dương trên thế gian, còn động vật, thực vật đều thuộc sinh mệnh tính Âm trên thế gian; do đó người ta không được tùy tiện thu khí, nếu không cả thân người đầy Âm khí. Như vậy trung nam, trung nữ trên “nhân thế trục” có ý nghĩa gì? Trung nam {quẻ Khảm (☵)} đại biểu những người có thể lưu lại không gian nhân loại trong tương lai. Vậy còn trung nữ? Trung nữ {quẻ Ly (☲)} chính là những người chuyển sinh thành động vật hoặc thực vật tại nhân gian trong tương lai. Đương nhiên có người không tin điều này, nhưng Phật gia giảng lục đạo luân hồi chính là như vậy.
Tiếp theo chính là “hạ sỹ”, kết cục của họ như thế nào? Thiếu nam {quẻ Cấn (☶)} chính là những người xấu, nhưng còn chưa tới mức ‘thập ác bất xá’, kết cục của họ so với Đất {quẻ Khôn (☷)} là tương đương. Đất ở đây không phải là ‘đất’ trên Địa cầu, mà là ‘đất’ thấp hơn không gian nhân loại, cũng chính là Địa ngục. Trời mà ở trên chúng ta nói đối ứng với trưởng nữ, cũng không phải ‘trời’ ở không gian nhân loại, mà là Thiên đường. Cũng là nói rằng, Thiên Địa trong “Vị lai Bát quái” không phải ở không gian nhân loại, không nằm trong không gian phân tử của nhân loại, mà là Thiên Địa trong ý nghĩa trở về với vũ trụ, là siêu việt không gian nhân loại, là mang ý nghĩa tiên thiên, thuộc ý nghĩa của “Tiên thiên Bát quái”. Bởi vì chúng ta biết rằng, toàn bộ xã hội nhân loại, bao gồm Thiên Địa ở nhân gian, kỳ thực đều nằm trong ý nghĩa của “Hậu thiên Bát quái”.
Cũng là nói rằng, thiếu nam phải hạ xuống Địa ngục, nhưng bất kể thời hạn thụ hình ở Địa ngục lâu đến đâu, cuối cùng vẫn có ngày phóng thích sau khi mãn hạn. Cũng giống trưởng nữ mà chúng ta nói ở trên, thọ đồng với Trời, thọ mệnh rất lâu dài nhưng vẫn là có thọ.
Tiếp theo là thiếu nữ {quẻ Đoài (☱)}, cũng chính là tương đương với tù chung thân hoặc án tử hình ở nhân loại, là kết cục của những người xấu nhất. Chúng ta biết rằng, trong “Hậu thiên Bát quái” của Văn Vương, thiếu nữ thuộc người cực Âm, là địa vị thấp kém nhất trong toàn xã hội. Nhưng trong “Vị lai Bát quái”, thiếu nữ đại biểu cho những người tà ác nhất, bại hoại nhất; kết cục của họ là bị đả nhập Địa ngục ở không gian còn thấp hơn nhân loại, cũng chính là cực Âm của vũ trụ. Đây là một loại kết cục tận diệt mãi mãi, không có ngày thoát ra được, mãi mãi vùi thân, là một loại kết cục đáng sợ nhất.
Trên đây là một số thông tin tối quan trọng mà tôi rút ra được từ “Vị lai Bát quái”. Tổng kết lại, thì “Vị lai Bát quái” thể hiện cho chúng ta một loại cảnh tượng “vạn vật quy vị” và “nhân Thần quy vị”. Tầng ý nghĩa thứ nhất, chính là cảnh tượng “vạn vật quy vị” trong vũ trụ; đây là kỳ vọng ban đầu của tôi, và cũng là điều tôi thực sự nhìn thấy được. Tầng ý nghĩa thứ hai, chính là cảnh tượng “nhân Thần quy vị” trên thế gian; đây là điều nằm ngoài dự liệu ban đầu của tôi, là điều khiến tôi kinh ngạc nhất, và cũng là nguyên nhân căn bản khiến tôi viết ra loạt bài này. Bởi vì kết quả khiến người ta rất chấn động. Ít nhất là tôi cho như vậy, do vậy suốt cả ngày hôm ấy tôi không thể đợi thêm được nữa.
(Hết)
Dịch từ:
http://www.zhengjian.org/zj/book/html/8gua/b012.htm